KOC là gì? KOC khác gì với KOL?

KOC là gì? KOC khác gì KOL?

KOC (Key Opinion Consumer) – người tiêu dùng chủ chốt ngày càng cho thấy vai trò quan trọng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Vậy KOC là ai? Họ giống và khác gì so với KOL? Mời bạn cùng tìm hiểu với Maika AI qua bài viết này.

KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) hay “người tiêu dùng chủ chốt” là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Nhiệm vụ của họ là dùng thử các sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường, sau đó đánh giá và nhận xét một cách khách quan nhất. Thông qua KOC, người mua sẽ nhận được nhiều thông tin hơn để ra quyết định mua hàng.

KOC thường không có nhiều người theo dõi như KOL. Tuy nhiên điều này không quá quan trọng đối với họ. Thậm chí, KOC nhận được nhiều sự tin tưởng hơn từ phía người dùng, vì những đánh giá của họ dựa trên trải nghiệm thực tế, không bị ảnh hưởng bởi tiền bạc hoặc bị chi phối bởi kịch bản booking của các nhãn hàng.

KOC có tác động mạnh mẽ đến quyết định của người mua hàng. Vì sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ đưa ra các thông tin với dẫn chứng thực tế. Họ không hề lo lắng việc làm mất lòng ai, vì họ đã trả tiền để sử dụng sản phẩm và nói lên cảm nghĩ chân thật của mình. Do vậy, người xem rất tin tưởng KOC khi KOC sẵn sàng trở thành “chuột bạch” cho sản phẩm/dịch vụ họ đang có ý định sử dụng.

KOC là gì? KOC khác gì KOL?
KOC – Key Opinion Consumer – người tiêu dùng chủ chốt

KOL là gì?

KOL (Key Opinion Leader) là “người dẫn dắt dư luận chủ chốt”, cũng có khi gọi là “người tư vấn quan điểm chính”. Dù gọi là gì đi nữa, thì KOL vẫn là thuật ngữ đại diện cho những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên thị trường. Họ phần lớn là các chuyên gia có kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực nhất định, hoặc các ngôi sao, ca sĩ, chuyên gia… được đông đảo người dùng theo dõi.

KOL hiện nay được xem như một nghề hái ra tiền. Công việc chính của KOL là hỗ trợ nhãn hàng quảng bá sản phẩm đến người dùng. Không như KOC, KOL được chia thành nhiều cấp bậc, tương đương với nhiều mức chi phí khác nhau. Cụ thể, có thể chia KOL thành ba nhóm chính:

Nhóm Ngôi sao (Celebrity)

KOL thuộc nhóm này bao gồm diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ, MC… được công chúng biết đến rộng rãi. Đặc điểm chính của nhóm này là có số lượng người theo dõi khổng lồ. Sự tác động của các Celebrity đến người dùng chủ yếu thông qua sự yêu thích mà người dùng dành cho họ. Thông qua nhóm KOL này, nhãn hàng có thể tăng độ nhận diện thương hiệu cực kỳ hiệu quả.

Bù lại, để có thể hợp tác với một Celebrity vô cùng khó khăn vì họ luôn đặt uy tín của mình lên hàng đầu. Chưa kể đến, mức chi phí phải bỏ ra để hợp tác vô cùng đắt đỏ.

KOC là gì? KOC khác gì KOL?
Celebrity là cấp độ cao nhất trong KOL với số người theo dõi khổng lồ

Nhóm Chuyên gia

Chuyên gia vừa có thể là KOC mà cũng có thể là KOL. Họ tác động đến người dùng thông qua kiến thức chuyên môn sâu rộng và hiểu biết thấu đáo về ngành hàng. Khi giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ đến người dùng, họ sẽ đưa ra phân tích cặn kẽ về lợi ích, tính năng, giá trị… của sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, nhóm Chuyên gia tác động đến quyết định mua hàng của người xem nhờ việc gieo trồng sự tin tưởng trong họ.

Tuy việc hợp tác với một Chuyên gia không khó khăn như Celebrity, thế nhưng cũng không hẳn là dễ dàng gì. Họ có kiến thức chuyên môn, họ sẽ hiểu được chất lượng thực tế của sản phẩm. Do đó, họ cũng thường “kén” sản phẩm nếu sản phẩm không đủ chất lượng như họ mong muốn.

Một Chuyên gia thường được ủng hộ hơn với vai trò là một KOC. Vì khi kết hợp trải nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn, Chuyên gia sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất mà người mua có thể dựa vào để đưa ra quyết định.

KOC là gì? KOC khác gì KOL?
Chuyên gia là nhóm KOL tạo được lòng tin nhờ kiến thức sâu rộng về lĩnh vực

Nhóm Influencer (người có tầm ảnh hưởng)

Influencer hay những người có sức ảnh hưởng là các cá nhân không có kiến thức chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ, nhưng họ lại có đông đảo người theo dõi. Họ có thể là một “hiện tượng mạng”, cá nhân được chú ý do ngoại hình hoặc nội dung nổi bật; vlogger, blogger…

Influencer được chia thành nhiều nhóm nhỏ theo số lượng người theo dõi của họ như:

  • Mega-Influencer: 500.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Macro-Influencer: 100.000 – 500.000 người theo dõi.
  • Small-Influencer: 25.000 – 100.000 người theo dõi.
  • Micro-Influencer: 5.000 – 25.000 người theo dõi.
  • Nano-Influencer: 1.000 – 5.000 người theo dõi.

Influencer có thể hỗ trợ nhãn hàng thông qua việc trải nghiệm sản phẩm và đưa ra đánh giá dựa trên cảm nhận của họ. Tất nhiên, Influencer sẽ “lựa lời mà nói” để vừa không làm mất lòng nhãn hàng, vừa cung cấp thông tin đến người mua theo cách khách quan nhất.

KOC là gì? KOC khác gì KOL?
Influencer là một nhánh trong KOL và được phân chia cấp độ theo số lượng người theo dõi

KOC khác gì với KOL?

Nhìn chung, KOC và KOL đều là những người có sức ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng. Vậy làm thế nào để phân biệt KOC với KOL? Hãy dựa vào những yếu tố sau đây.

  • KOC nói ra những gì họ cảm nhận sau khi trải nghiệm sản phẩm. KOL giúp nhãn hàng truyền tải thông tin sản phẩm đến khách hàng, có thể kết hợp với trải nghiệm và review sản phẩm.
  • KOC không có lượng người theo dõi khổng lồ như KOL.
  • KOC bắt buộc phải sử dụng sản phẩm, sau đó nhận xét và đánh giá. Mặt khác, KOL chỉ cần nhận thông tin từ nhãn hàng, không nhất thiết phải sử dụng.
  • KOC như người đại diện để “lên tiếng” thay cho người dùng sản phẩm. KOL phần nhiều là người đại diện cho nhãn hàng.
  • KOC và KOL đều có thể nhận booking từ nhãn hàng. Nhưng chi phí để làm việc với KOL tương đối lớn so với KOC.
  • KOL bị chi phối bởi kịch bản, KOC thì không. KOC có thể thẳng thừng chỉ ra các điểm yếu kém của sản phẩm khiến họ chưa hài lòng.
KOC là gì? KOC khác gì KOL?
Giữa KOC và KOL tồn tại rất nhiều khác biệt

Xu hướng Marketing thay đổi thế nào với KOL/KOC?

Trước đây, người ta chỉ tập trung nhiều vào KOL khi triển khi các chương trình tiếp thị. Tuy nhiên, khi công chúng hiểu rõ KOC là gì, hoạt động thế nào, cũng là lúc KOC đang dần nổi lên như những “thế lực” trong việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm.

Thông qua KOC, nhãn hàng có thể thúc đẩy việc bán hàng vô cùng hiệu quả. Với những thông tin chân thật cùng tinh thần “đứng về phía khách hàng”, KOC luôn nhận được sự tin tưởng mạnh mẽ từ công chúng. Do đó, các sản phẩm được họ đánh giá là “đáng mua” sẽ khiến khách hàng không ngại “xuống tiền” để trải nghiệm.

Tuy nhiên, vì KOC là những người review “tất tần tật” cả điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, nhãn hàng cần chắc chắn rằng sản phẩm có chất lượng tốt để không khiến họ thất vọng. Nếu nhãn hàng đã tự tin với sản phẩm/dịch vụ của mình, KOC sẽ là một “đòn bẩy” cực tốt cho việc tăng tiến doanh số.

Điều này không có nghĩa là KOL mất đi vị thế của mình. Chỉ cần sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt, KOL vẫn là một hình thức tiếp thị có hiệu quả cao trong cả việc tăng độ phủ thương hiệu và bùng nổ doanh số.

Tạm kết

Mong rằng với các thông tin được chia sẻ, bạn đã hiểu được KOC là gì, làm gì và vì sao họ có tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Một số KOC nổi tiếng như anh Ngọc Đến Rồi (Blog ngocdenroi.com) hay Khánh Vân (Mây Podcast) đã có những review chân thật về Maika AI – một trợ lý sáng tạo nội dung giúp bạn X3 hiệu suất công việc. Bạn có thể xem họ nói gì về Maika AI và bắt đầu sử dụng trợ lý này hoàn toàn miễn phí tại đây!

KOC là gì? KOC khác gì KOL?
Ngọc Đến Rồi – Blogger nổi tiếng nhận xét về Maika AI
Trước
Cách viết review sách kiếm tiền dành cho reviewer mới vào nghề
Cách viết review sách hay giúp xây kênh kiếm tiền

Cách viết review sách kiếm tiền dành cho reviewer mới vào nghề

Sau
Sản phẩm số và những điều cần biết
sản phẩm số

Sản phẩm số và những điều cần biết

Đừng bỏ lỡ