Lộ trình 5 bước tạo thu nhập cho content freelancer

Content freelancer là người viết lách tự do. Họ kiếm thu nhập bằng cách nhận dự án từ khách hàng. Đây có thể là công việc chính hoặc là nghề tay trái, nghề làm thêm của những bạn theo nghiệp “bán chữ nuôi thân”. Cùng tìm hiểu lộ trình 5 bước “sống tốt” với nghề content freelance nhé!

1. Khái quát về nghề content freelance

Những bạn có khả năng viết lách từ sinh viên, nhân viên văn phòng đến mẹ bỉm sữa,… đều có thể trở thành một content freelancer. Nghề này đặc biệt phù hợp với những tâm hồn không thích ràng buộc 8 tiếng ở công ty và ghét cả việc phải ngồi trong phòng mát lạnh bí bách cả ngày. Hoàn toàn tự do về thời gian và không gian, dân content freelancer dễ dàng cảm nhận sự linh động và thoải mái tuyệt đối mà nghề mang lại.

Nghề content freelance được nhiều người yêu thích vì sự tự do và linh động (Nguồn ảnh: Freepik)

Tuy nhiên, sự tự do và linh động của nghề cũng đặt người làm vào những thách thức nhất định. Đó là yêu cầu về năng lực quản lý thời gian và tài chính. Nếu như người làm full-time mỗi ngày thức dậy đến văn phòng với những công việc đã chờ sẵn theo kế hoạch thì có những ngày content freelancer thức dậy trong sự trống rỗng. Họ trống rỗng vì không-có-gì để làm và cũng không-biết-phải làm gì. Đây là lúc bạn để cho năng lực quản lý thời gian của mình phát huy. Không thể để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, bạn sẽ phải tự lên kế hoạch công việc và tự thực hiện chúng một cách kỷ luật từ ngày này qua ngày khác. Vậy nên có thể nói content freelancer là nghề tự do trong kỷ luật. Nghĩa là tự do nhưng bạn phải có những kỷ luật nhất định cho riêng mình để phát triển nghề nói riêng và phát triển bản thân nói chung.

Về năng lực quản lý tài chính, có lúc dự án sẽ đến đều đặn nhưng cũng có thời điểm luôn trong tình trạng “trống job” nên thu nhập mỗi tháng sẽ không ổn định. Điều này đòi hỏi người làm content freelancer phải có khả năng lập kế hoạch và cân đối thu chi để đảm bảo “sức khỏe” tài chính cho mình. 

Tham khảo thêm: Tổng hợp báo giá viết content bạn cần biết

2. Lộ trình 5 bước kiếm tiền “khủng” cho content freelancer

Để mỗi bước chân của bạn trên hành trình trở thành content freelancer thật vững vàng và gặt hái nhiều thành công, hãy tham khảo 5 bước sau đây:

    Bước 1: Chọn mảng content 

    Có nhiều mảng nội dung trong nghề content như blog writing, copywriting, content writing, SEO, Social media, Video script,… Nhưng về cơ bản, hai mảng lớn của nghề content là content writer và copywriter. Trong đó:

    • Content writer: viết nội dung cho blog, các nền tảng mạng xã hội, bài PR, bài SEO,…. Mục đích của những nội dung này là xây dựng thương hiệu, chăm sóc những khách hàng hiện có và thu hút thêm những khách hàng mới tiềm năng. 
    • Copywriter: viết quảng cáo cho doanh nghiệp để kích thích hành vi mua hàng của người dùng bao gồm sáng tạo tên thương hiệu, slogan, tagline, thông điệp truyền thông, trang đích (landing pages), kịch bản TVC,…

    Khi đã tìm hiểu rõ về những mảng của content, bạn cần xác định thế mạnh của bản thân là gì? Bạn thích phát triển ở mảng nội dung nào? Nếu có thể viết được tất cả các dạng content thì quá tốt. Vì khi đó bạn sẽ chinh phục được mọi loại job, khả năng nhận dự án từ khách hàng không bị giới hạn. Nhưng nếu chỉ có thế mạnh về một hoặc một số mảng content thì cũng đừng lo lắng quá nhé! Vì “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Bạn cứ đầu tư chuyên sâu vào một mảng content và trở thành chuyên gia trong mảng đó thì tương lai sẽ vô cùng xán lạn.

    Content freelancer cần nắm rõ về các mảng content và chọn mảng phù hợp với thế mạnh của mình.

    Bước 2: Bồi dưỡng năng lực

    Nếu là người mới hoàn toàn, bạn có thể tự học về content trên mạng hoặc đầu tư một ít chi phí để đăng ký khóa học. Mỗi phương pháp đều có những thuận lợi và thách thức riêng. Nếu chọn tự học, bạn sẽ rèn luyện được năng lực này. Đây là một năng lực quan trọng đi theo mỗi chúng ta suốt đời. Quá trình tự tìm kiếm, tự học hỏi cũng giúp bạn khám phá những điều mới và nhớ kiến thức lâu hơn. Thách thức của con đường tự học là bạn phải bỏ ra nhiều thời gian mày mò. 

    Với khóa học content, khi theo học, bạn sẽ được thầy cô, anh chị đã có kinh nghiệm trong ngành chia sẻ và hướng dẫn. Điều bạn học được trong khóa học không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn là những kinh nghiệm “đắt giá”. Những người đi trước đã mất thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc để có được những kinh nghiệm này. Khi họ chia sẻ lại cho bạn, nghĩa là bạn đã tiết kiệm được thời gian và công sức để học được chúng. Bên cạnh đó, thông qua khóa học, bạn cũng có thể nhận được sự tư vấn tận tâm của thầy cô, anh chị cho con đường hành nghề content freelance của mình. Tuy nhiên, thách thức là bạn cần “chọn mặt gửi vàng”, phải tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn được khóa học uy tín và chất lượng, tránh bị “tiền mất tật mang” nhé!

    Bên cạnh việc học lý thuyết, bạn còn cần ứng dụng lý thuyết vào thực hành để biến kiến thức đó thành của mình và rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng năng lực. Bạn có thể tự lập những website, fanpage riêng của mình và thoải sức viết về lĩnh vực mình yêu thích. Hãy theo dõi hiệu quả từ những bài viết đó để rút ra kinh nghiệm. Đồng thời, bạn nên tham khảo những “ông lớn” trong lĩnh vực mình đang viết và phân tích những bài content viral của họ. Học từ những người giỏi trong cùng mảng content cũng là một cách học rất hiệu quả mà không cần mất nhiều thời gian tự trải qua “đau thương”. Hoặc những người mới bước vào hành trình content freelancer cũng có thể bắt đầu từ những vị trí nhỏ như làm thực tập sinh hoặc làm cộng tác viên cho những tiền bối để được họ nhận xét và chỉnh sửa về cách viết. Thời gian làm việc với người “lành nghề” sẽ giúp bạn vững vàng và nâng cao năng lực chuyên môn.  

    Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cá nhân

    Khách hàng cần dựa vào hồ sơ cá nhân để quyết định có tin tưởng hợp tác công việc với bạn hay không. Vì vậy, hãy chuẩn bị một hồ sơ thật chỉn chu, trực quan về năng lực và kinh nghiệm của mình. Trường hợp bạn là người mới và chưa có bất kỳ sản phẩm thực chiến nào để trình bày ra cho khách hàng xem, như đã chia sẻ ở trên, bạn hãy giới thiệu website hay fanpage cá nhân mà bạn đã tự xây dựng.

    Bước 4: Tìm kiếm khách hàng

    Nếu là content freelancer đã có thương hiệu cá nhân riêng, “hữu xạ tự nhiên hương”, khách hàng sẽ biết và tự tìm đến bạn. Nhưng nếu là người mới chập chững bước vào nghề thì bạn cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng và thương thảo về chi phí để nhận job. Những hội nhóm (group) trên facebook là cách đơn giản và dễ dàng nhất để tìm kiếm công việc. Hoặc bạn có thể “săn lùng” job trên những trang web chuyên cung cấp việc làm content cho freelancer. Nhưng lưu ý là hãy thẩm định rõ về khách hàng để tránh bị lừa nhé!

    Chúng ta vẫn nghe nói về “nhất quan hệ” đúng không? Do đó, sử dụng những mối quan hệ của mình để kết nối job cũng là một cách làm hiệu quả. Tuy nhiên, phải lưu ý là: khi có được khách hàng qua mối quan hệ thì bạn càng phải tập trung toàn bộ năng lực để tạo ra những nội dung chất lượng và chứng minh hiệu quả. Vì nếu không, bạn sẽ vừa mất uy tín và vừa mất đi mối quan hệ.

    Các group trên facebook là nơi để content freelancer dễ dàng tìm kiếm các jobs.

    Bước 5: Tương lai rộng mở

    Bạn có thể phát triển đến đâu trong nghề content freelance? Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề này? Câu trả lời là thu nhập bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Vì tương lai của nghề content freelance rất rộng mở. Cụ thể, sau khi nhiều năm làm việc và có đủ tự tin, bạn có thể tăng thêm thu nhập gấp nhiều lần, thậm chí là kiếm được thu nhập thụ động qua những cách sau:

    Tự xây dựng team content freelancer

    Bạn có thể lập một team content vững chắc với mỗi người một thế mạnh riêng và nhận dự án từ khách hàng. Chẳng hạn team bạn có 2 content cứng, 1 designer đỉnh chóp và 1 người chuyên kỹ thuật. Lúc này, team sẽ chạy trơn tru các dự án cho khách hàng từ content chữ, đến hình ảnh, video và cả những yêu cầu về kỹ thuật như SEO, chạy quảng cáo, đo lường traffic,…

    Tự kinh doanh

    Không ít bạn làm content lâu năm đã tự kinh doanh online riêng cho mình. Lợi thế của bạn khi kinh doanh online là sở hữu content mạnh để tiếp cận và thuyết phục khách hàng “chi tiền” cho sản phẩm. Content mạnh của bạn bao gồm website, fanpage, group,… Những kênh marketing online này đem lại nhiều hiệu quả cho hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, nếu xui rủi bạn kinh doanh thất bại thì vẫn còn đường lui là trở về làm content freelancer tiếp.

    Làm đào tạo

    Nếu như những ngày mới tìm hiểu về nghề content freelance, bạn đăng ký những khóa học để học từ những người đã có khi nghiệm, thì giờ đây, sau nhiều năm chinh chiến với ngành, vị trí của bạn đã thay đổi. Bạn có thể sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình để soạn thành giáo trình và bán khóa học. Lúc này, bạn vừa tạo ra giá trị, giúp đỡ cho những người mới, vừa kiếm thêm được thu nhập. Hoặc ở quy mô lớn hơn, bạn thậm chí có thể khởi nghiệp ở lĩnh vực đào tạo content như mở trung tâm, học viện đào tạo chuyên nghiệp. Nhưng quy mô lớn như vậy sẽ đòi hỏi nhiều về khả năng lãnh đạo, quản lý kinh doanh cũng như là có nguồn vốn “rủng rỉnh” một chút nhé!

    Trở thành KOC/KOL

    Bạn có thể tự lập một website và trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực nào đó mà bạn đam mê. Đó có thể là lĩnh vực mỹ phẩm, nấu ăn, học tiếng Anh, thời trang, nước hoa, nghề content marketing… Khi bạn nổi tiếng trong lĩnh vực của mình, bạn có thể nhận làm affiliate marketing với các nhãn hiệu. Hoặc bạn có thể nhận viết quảng cáo, review cho những sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, bên cạnh việc viết bài trên website, fanpage, bạn còn có thể mở rộng thương hiệu cá nhân của mình trên các kênh online như podcast, youtube, tiktok,…

    Tương lai của content freelancer rất rộng mở, hoàn toàn có thể kiếm được thu nhập “khủng” (Nguồn ảnh: Freepik)

    3. Kết luận

      Trên đây là những chia sẻ về nghề content freelance và lộ trình 5 bước kiếm tiền “khủng” từ nghề này. Không có bất kỳ giới hạn thu nhập nào cho người làm nghề content freelance. Kiếm tiền triệu, chục triệu hay trăm triệu mỗi tháng tùy thuộc vào năng lực và sự nỗ lực không nghỉ của bạn. Chúc bạn vững bước và gặt hái nhiều thành công trên con đường này nhé!

      Trước
      Người viết content gọi là gì? Phân biệt content writer và copywriter

      Người viết content gọi là gì? Phân biệt content writer và copywriter

      Sau
      Tổng hợp cách viết content về khai trương hay và hấp dẫn

      Tổng hợp cách viết content về khai trương hay và hấp dẫn

      Đừng bỏ lỡ