Insights là gì? Những cách tìm insight khách hàng

Insights là gì? Consumer insights là gì? Tầm quan trọng của insight trong marketing, cách tìm insight khách hàng, cách viết insight hay,… Bài viết hôm nay sẽ làm rõ tất cả những nội dung này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Insights là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu insights là gì? Hay gọi cách khác insight là gì? Insight khách hàng là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc với các marketer và cũng là mấu chốt quan trọng quyết định đến thành công của chiến dịch marketing. Theo đó, insight hay insight khách hàng (tiếng Anh: consumer insights) được hiểu là “cái nhìn sâu sắc” hay “hiểu biết sâu sắc”. 

Cụ thể, insight là hiểu biết sâu sắc về sự thật bên trong của khách hàng thông qua những biểu hiện và hành vi bên ngoài của họ. Để bạn hiểu rõ hơn insights là gì, hãy cùng phân tích ví dụ về insight khách hàng nhé!

Ví dụ: OLLI Technology là start-up công nghệ được biết đến với sản phẩm loa thông minh Maika. Mọi người lo lắng rằng công nghệ sẽ làm con người ngày càng trở nên xa cách thay vì trò chuyện và lắng nghe nhau. Biết được insight này, OLLI Technology hướng đến sự kết nối của con người khi sử dụng chiếc loa thông minh Maika. Cụ thể, chiếc loa này có nhiều tính năng hữu ích phù hợp với mọi thành viên trong gia đình từ người lớn tuổi đến trẻ em. Mỗi khi sử dụng loa Maika, từng thành viên sẽ tạo nên “Khoảnh khắc diệu kỳ” và gắn kết với nhau khiến cuộc sống vui vẻ và thú vị hơn.

Insights là gì? Ví dụ về insight khách hàng của thương hiệu OLLI Technology.
Insights là gì? Ví dụ về insight khách hàng của thương hiệu OLLI Technology.

2. Tầm quan trọng của insight marketing

Sau khi đã hiểu rõ insights là gì, phần tiếp theo của bài viết mời bạn tìm hiểu tầm quan trọng của insight trong marketing:

2.1. Hiểu rõ khách hàng

Nếu đạo Bụt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy chúng ta “có hiểu mới có thương” thì trong marketing, phải hiểu rõ khách hàng mới làm tiếp thị hiệu quả. Thu thập insight giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu thật sự của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ biết nỗi đau của khách hàng là gì, họ cần điều gì để giải quyết nỗi đau đó, thói quen mua sắm của họ là gì,… 

Nhờ hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp mới có cơ sở để đưa ra thông điệp truyền thông “chạm” đến khách hàng mục tiêu. Lúc này, hoạt động marketing mới đạt được hiệu quả.

2.2. Xác định cơ hội và thách thức

Nắm bắt insight khách hàng giúp doanh nghiệp xác định được mức độ cạnh tranh, thách thức lẫn cơ hội của thị trường. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách để phát triển, họ sẽ có ít sự cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường. Lúc này, họ sẽ khai thác thế mạnh của sản phẩm, dịch vụ để tiếp thị nhằm đáp ứng đúng insight khách hàng.

2.3. Tạo sự khác biệt

Insight marketing giúp doanh nghiệp có cơ sở và dữ liệu để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, bạn có thể nghĩ ra những ý tưởng độc đáo và bứt phá để tiếp thị đến khách hàng mục tiêu.

Chẳng hạn, các thương hiệu bột giặt đều hướng đến mục đích là làm sạch. Insight khách hàng, mà cụ thể là những bà mẹ ở châu Á luôn cho rằng bẩn là không tốt. Trước insight marketing này, thương hiệu bột giặt OMO đã dám bứt phá để tạo sự khác biệt với ý tưởng “Bẩn là tốt”. Muốn những phụ huynh khó tính chấp nhận và cởi mở với thông điệp này, OMO đã giải thích: bằng cách không ngần ngại vui chơi, học hỏi và không ngại lấm bẩn, các bé mới có thể tự do khám phá thế giới xung quanh và tự mình rút ra những bài học quý giá.

2.4. Cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng

Thông thường, quá trình mua sắm của khách hàng sẽ trải qua các giai đoạn từ nhận biết, mua sắm, quay lại mua tiếp. Khi phân tích insight khách hàng tường tận, doanh nghiệp có thể cải thiện và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng ở mỗi giai đoạn. Đặc biệt, ở những giai đoạn chưa hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có giải pháp để kịp thời khắc phục.

3. Những cách tìm insight khách hàng

Làm sao để tìm được insight khách hàng? Đây là một câu hỏi khó nhưng không có nghĩa là không có câu trả lời. Một câu hỏi được đặt đúng trọng tâm sẽ dẫn đến một câu trả lời chất lượng. Ngay dưới đây sẽ là những cách tìm insight khách hàng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

3.1. Phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu

Đây là bước đầu tiên giúp tạo ra chân dung toàn cảnh về khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Đó là phác họa các thông tin cơ bản từ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân đến những đặc điểm như sở thích, thói quen, thu nhập và nơi cư trú của họ.  

Phác thảo chân dung khách hàng là một trong những cách tìm insight khách hàng.
Phác thảo chân dung khách hàng là một trong những cách tìm insight khách hàng.

3.2. Phân nhóm insight khách hàng

Những khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu cụ thể khác nhau. Các nhu cầu này có thể bắt nguồn từ nỗi đau, cảm xúc hoặc tâm lý ẩn sâu trong tư duy của họ.

Bằng cách phân loại các nhu cầu này, doanh nghiệp sẽ phân tích insight khách hàng thành từng nhóm cụ thể. Ví dụ thương hiệu OLLI Technology với sản phẩm loa thông minh tiếng Việt Maika nói trên sẽ có những nhóm khách hàng với consumer insights khác nhau. Chẳng hạn:

  • Bố mẹ có con nhỏ mua loa Maika để kể chuyện cổ tích, đọc thơ thiếu nhi, đố vui, mở nhạc thiếu nhi,… cho con của họ. Insight của nhóm này là cần thiết bị giải trí, vui chơi, kể chuyện cho con của họ một cách an toàn và thông minh.
  • Người lớn tuổi mua loa Maika để nghe radio, tin tức, cải lương, pháp thoại, kinh Phật, gọi điện cho con cái,… Insight khách hàng của nhóm này là cần thiết bị điều khiển bằng giọng nói để đáp ứng những nhu cầu hằng ngày. Vì mắt họ đã kém để sử dụng điện thoại thông minh.
  • Những người yêu thích công nghệ mua loa Maika để điều khiển nhà thông minh, nghe nhạc, podcast,… Insights của họ là cần thiết bị để thể thỏa mãn đam mê công nghệ, để thể hiện sự đẳng cấp và đem lại sự tiện nghi cho cuộc sống hằng ngày.

3.3. Phân tích đối thủ

Nghiên cứu và phân tích đối thủ cũng là một cách rất hay để bạn khám phá ra consumer insights. Lý do là vì đối thủ của bạn cũng đã tiến hành nghiên cứu thị trường, sản phẩm rất kỹ lưỡng để tìm ra insight khách hàng.

Việc phân tích đối thủ tại điểm chạm marketing của họ với khách hàng sẽ giúp bạn đánh giá ưu và nhược điểm của họ. Nhờ vậy, bạn càng nhìn thấu insight khách hàng hơn, rút kinh nghiệm từ những điều đối thủ làm chưa tốt và học hỏi hiệu quả từ họ để làm “đòn bẩy” và tạo sự khác biệt cho chiến lược marketing của mình.

3.4. Phân tích dữ liệu trên các kênh digital

Dữ liệu luôn là những con số “biết nói” để doanh nghiệp hiểu rõ về insight khách hàng bình thường lẫn insight khách hàng cao cấp. Những chỉ số như tương tác mạng xã hội, bình luận, lịch sử mua hàng, đánh giá,… sẽ giúp bạn biết được xu hướng và hành vi mua sắm của khách. Những công cụ phân tích như Google Analytics trên website, Audience Insight trên Facebook,… sẽ giúp marketer thu thập được insight của khách hàng.

3.5. Khảo sát khách hàng

Doanh nghiệp có thể biết insights của khách hàng là gì bằng cách gửi khảo sát qua email hoặc đăng lên group, fanpage của doanh nghiệp. Hãy đặt những câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ để biết đánh giá của khách hàng. Ngoài ra, những câu hỏi mở về ý kiến, mong muốn của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp bạn có thông tin để hoàn thiện sản phẩm. Chú ý là câu hỏi nên rõ ràng, đơn nghĩa và dễ hiểu để không làm khó khách hàng. Đặc biệt, hãy dành tặng một phần quà để khách hàng có “động lực” điền khảo sát của bạn nhé!

3.6. Thu thập đánh giá từ thử nghiệm sản phẩm

Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, bạn có thể kiểm tra insight khách hàng bằng cách thu thập đánh giá của những khách hàng dùng thử. Những dữ liệu này sẽ giúp bạn biết được chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ với khách hàng trước khi tung ra thị trường. 

3.7. Trò chuyện trực tiếp với khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp có thể gọi điện cho khách hàng để lắng nghe và ghi chép những phản hồi của họ về sản phẩm, dịch vụ. Cách này hiệu quả vì bạn trực tiếp trò chuyện với khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể gây ra phiền phức cho khách. Không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng bỏ thời gian ra để nói chuyện cùng bạn. Bên cạnh đó, vấn nạn cuộc gọi rác cũng dễ khiến khách hàng đánh đồng cuộc gọi của bạn vào danh sách rác này.

Một cách khác là doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ, hội thảo trong lĩnh vực để có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Thông qua quá trình tư vấn và tương tác với khách, các marketer sẽ hiểu rõ ràng hơn về insight của họ với sản phẩm, dịch vụ của bạn lẫn đối thủ.

3.8. Sử dụng công cụ Maika AI

Ở thời đại bùng nổ AI như hiện nay, bạn có thể sử dụng công cụ Maika AI để tìm insight khách hàng qua tính năng nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ. Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn biết được khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ hay thông tin gì. Từ đây, bạn có có kế hoạch marketing cụ thể để đáp ứng nhu cầu này của họ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân tích đối thủ bằng cách tra cứu website của họ. Những chỉ số về website như organic traffic (lượng truy cập tự nhiên), backlinks, top từ khóa tự nhiên, lượng truy cập trả phí,… sẽ giúp bạn biết được insight khách hàng của đối thủ và thế mạnh cũng như điểm yếu về SEO của họ.

Phân tích đối thủ bằng cách tra cứu website trên Maika AI.
Phân tích đối thủ bằng cách tra cứu website trên Maika AI.

Chưa dừng lại ở đó, Maika AI còn giúp bạn viết content marketing đúng insight khách hàng bằng những mẫu AI tạo nội dung tự động. Bạn chỉ cần chọn mẫu nội dung cần viết, nhập thông tin cần thiết và bấm nút “Tạo nội dung”. Bằng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, chỉ trong giây lát, Maika AI sẽ tạo ra content ngay cho bạn.

4. Cách viết insight theo công thức Truth – Tension – Motivation

Công thức Truth – Tension – Motivation trong insight marketing là truth (sự thật), tension (mâu thuẫn) và motivation (động lực). Cách viết insight theo công thức này là:

  • Insight trong marketing bắt buộc phải chứa một sự thật hiển nhiên. Đây là sự thật ẩn giấu bên trong mà khách hàng không thể chối cãi hay phủ nhận. 
  • Insight trong marketing phải có một vấn đề của khách hàng. Bạn có thể sử dụng liên từ “Nhưng” để diễn đạt tiếp mâu thuẫn hoặc động lực. Insight tốt có thể có cả mâu thuẫn và động lực hoặc chỉ có 1 trong 2. Điểm mấu chốt cuối cùng là sản phẩm, dịch vụ của bạn phải giải quyết được mâu thuẫn hoặc động lực này của khách hàng. Thậm chí không chỉ là giải quyết được mà còn phải giải quyết tốt.

Ví dụ về insight khách hàng được viết theo mô hình Truth – Tension – Motivation: “Tôi biết vẻ đẹp ngoại hình rất quan trọng. Có thể nói đây là lợi thế với nữ giới. Nhưng tôi không tự tin về ngoại hình của mình.” Ở insight này, chúng ta có thể phân tích như sau:

  • Truth (Sự thật): Vẻ đẹp ngoại hình rất quan trọng và được xem như lợi thế với nữ giới.
  • Tension (Mâu thuẫn): Phụ nữ không tự tin về ngoại hình của mình
  • Motivation (Động lực): Rất muốn tự tin vào ngoại hình của mình.
Cách viết insight hay theo mô hình Truth - Tension - Motivation.
Cách viết insight hay theo mô hình Truth – Tension – Motivation.

5. Kết luận

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết insights là gì, cách tìm insight khách hàng cũng như cách viết insight theo mô hình Truth – Tension – Motivation,… Hy vọng, bạn sẽ ghi nhớ những kiến thức này và áp dụng nhuần nhuyễn vào công việc của mình.

Đừng quên sử dụng công cụ Maika AI để hỗ trợ trong quá trình tìm insight khách hàng cũng như viết content “chạm” đến insight nhé! Hãy dùng thử miễn phí ngay tại đây!

Trước
Performance marketing: Tất tần tật những điều bạn cần biết

Performance marketing: Tất tần tật những điều bạn cần biết

Sau
Hashtag là gì? Cách sử dụng hashtag hiệu quả

Hashtag là gì? Cách sử dụng hashtag hiệu quả

Đừng bỏ lỡ