Performance marketing: Tất tần tật những điều bạn cần biết

Performance marketing là “vũ khí” giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Vậy performance trong marketing là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về performance marketing. 

1. Performance marketing là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu performance marketing là gì? Performance marketing là chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất. Đây cũng là một phần của digital marketing. Trong đó, hiệu suất của performance marketing là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được. Đó có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng lượng truy cập trang web, hoặc tăng lượt tải ứng dụng.

Bằng cách làm performance marketing, marketer có thể dễ dàng tính toán được ngân sách bỏ ra và hiệu quả đạt được. Do đó, đây được xem là cách làm lý tưởng để doanh nghiệp đạt được hiệu quả marketing.

Ngoài ra, performance marketing còn có thể hiểu là dịch vụ digital marketing mà doanh nghiệp thuê đơn vị bên ngoài thực hiện. Khi đạt được KPI đã đề ra, doanh nghiệp sẽ thanh toán chi phí cho phía đơn vị thực hiện dịch vụ.

Tóm lại, performance marketing là hình thức marketing được thực hiện trên các kênh digital dựa theo hiệu suất. Đồng thời, các hoạt động của performance trong marketing phải là những hoạt động đo lường và đánh giá dựa trên kết quả thực tế.

Performance marketing là gì?
Performance marketing là gì?

2. Ưu và nhược điểm của performance marketing

Sau khi hiểu rõ performance marketing là gì, tiếp theo mời các marketer tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hình thức này:

2.1. Ưu điểm

  • Đo lường chính xác hiệu quả: Performance marketing cho phép marketer biết chính xác hiệu quả đạt được. Từ khâu xác định KPI, lên kế hoạch, thực thi kế hoạch đến đánh giá hiệu quả, tất cả đều thể hiện đầy đủ và chi tiết bằng số liệu.
  • Tối ưu hóa chi phí: Trong quá trình thực hiện chiến dịch, bạn có thể theo dõi và đánh giá được hiệu quả qua số liệu. Vì vậy, nếu thấy kênh nào không hiệu quả, bạn có thể dừng lại để tập trung nguồn lực và ngân sách vào những kênh cho kết quả tốt. Qua đây, bạn không cần phải lo lắng về việc lãng phí tiền bạc cho những quảng cáo kém hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng thu hồi được lợi nhuận đầu tư (ROI).
  • Tăng hiệu suất tiếp thị và tăng tương tác: Những hình thức truyền thống như quảng cáo thang máy, quảng cáo trên tivi, quảng cáo trên radio,… không thể giúp marketer biết được hiệu quả cụ thể. Nhưng các kênh digital marketing như email, quảng cáo facebook, quảng cáo youtube,… lại đem đến những số liệu cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình. Vì vậy, hiệu suất tiếp thị và tương tác qua performance marketing tăng cao.

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, performance marketing cũng có những nhược điểm nhất định mà bạn phải biết khi thực hiện:

  • Cạnh tranh cao: Vì có nhiều ưu điểm nên doanh nghiệp nào cũng làm performance marketing. Điều này tạo ra tính cạnh tranh cao với những doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực. Mặt khác, khi có nhiều doanh nghiệp thực hiện quảng cáo, các nền tảng sẽ đánh phí quảng cáo cao.
  • Thiếu kiến thức về digital performance: Không phải marketer hay doanh nghiệp nào cũng vững kiến thức về digital performance. Thiếu kiến thức sẽ khiến chiến dịch mất nhiều chi phí mà không đạt được hiệu quả. Về phía doanh nghiệp, nếu không nắm kiến thức mà chỉ giao cho nhân viên chạy Ads hoặc Agency thì rủi ro cao. Vì nếu gặp người không có chuyên môn tốt và không có tâm thì coi như doanh nghiệp đã đem tiền đổ sông đổ biển một cách vô ích.
  • Tập trung nhiều vào số liệu: Việc tập trung quá nhiều vào các con số đo lường hiệu quả có thể khiến bạn bỏ quên những phần rất quan trọng khác. Đó là xây dựng nội dung thương hiệu và tương tác với khách hàng.
Tập trung nhiều vào số liệu là một trong những nhược điểm của performance marketing.
Tập trung nhiều vào số liệu là một trong những nhược điểm của performance marketing.

3. Các chỉ số đo lường hiệu quả của performance marketing

Vừa rồi, bạn đã nghe rất nhiều về những số liệu để đo lường hiệu quả của performance trong marketing. Dưới đây là những chỉ số bạn cần biết:

3.1. CPC (Cost Per Click)

Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi lượt click vào quảng cáo. CPC được tính bằng cách lấy tổng chi phí quảng cáo chia cho số lượt nhấp chuột. Chẳng hạn, bạn đã trả 100 USD cho quảng cáo và nhận được 200 lượt click chuột vào quảng cáo, CPC sẽ là 0.5 USD.

3.2. CPM (Cost Per Mille)

CPM là viết tắt của Cost Per Mille hoặc Cost per 1000 impressions. Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho 1.000 lượt hiển thị trên Google. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của khách hàng thì chúng sẽ được tính là một lượt hiển thị. Trước khi bắt đầu chạy quảng cáo, các marketer sẽ đưa ra một giá thầu cụ thể để trả cho 1.000 lượt hiển thị mà khách hàng có thể nhìn thấy.

3.3. CPS (Cost Per Sales)

CPS là chi phí chi trả cho mỗi đơn hàng bán được. Đây là loại quảng cáo mà bạn chỉ trả tiền khi đã bán được sản phẩm. Nếu muốn tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp sẽ chọn hình thức quảng cáo này để đảm bảo lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên, CPS cần một hệ thống đo lường chính xác để không phạm sai sót trong tính toán và trả tiền cho các đơn vị quảng cáo.

3.4. CPL (Cost Per Leads)

Nếu như CPS là chi phí để trả cho mỗi đơn hàng bán được thì CPL là chi phí để trả cho mỗi khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp tiếp cận. Khách hàng tiềm năng có thể là những người quan tâm đến sản phẩm và điền thông tin cá nhân vào form (Tên, số điện thoại, email,…). Hoặc cao hơn, họ là người chắc chắn có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ.

3.5. CPA (Cost Per Acquisition)

CPA là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi có được hành động chuyển đổi cụ thể của khách hàng. Một số hành động chuyển đổi cụ thể là:

  • Để lại email nhận các thông tin mới.
  • Trải nghiệm thử sản phẩm.
  • Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký nhận tài liệu.
  • Đăng ký nhận tư vấn.

4. Các hình thức performance marketing phổ biến

Có nhiều hình thức performance marketing phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Dưới đây là một số hình thức phổ biến mà bạn nên biết:

4.1. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Đây là hình thức tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp trả hoa hồng cho các đối tác khi họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mới. Khi khách hàng mới trả tiền mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ, đối tác affiliate sẽ nhận được hoa hồng theo chính sách của doanh nghiệp. Tiếp thị liên kết giúp doanh nghiệp và đối tác đều có lợi. Bên cạnh đó, tiếp thị liên kết cũng là cách giúp đối tác kiếm tiền online để tăng thu nhập thụ động.

4.2. Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)

Search Engine Marketing, viết tắt SEM, tiếng Việt: tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, là phương pháp marketing để tăng cường sự xuất hiện của sản phẩm, dịch vụ trên trang kết quả của các công tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,… SEM bao gồm 2 hoạt động là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tìm kiếm có trả phí (Paid search). Trong đó, tìm kiếm có trả phí được chia tiếp thành 2 phương pháp:

  • Quảng cáo trả tiền trên kết quả tìm kiếm (Search Advertising)
  • Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

4.3. Mạng xã hội (Social media)

Social media là hình thức performance marketing rất quan trọng trong thời đại bùng nổ mạng xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung sử dụng các kênh Facebook, Instagram, Tiktok, LinkedIn,… để tăng lượng truy cập, tăng nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Các số liệu được đo lường trên social media chủ yếu là số lượt hiển thị, số lượt nhấp chuột, số lượt thích, lượt đăng ký, nhắn tin,…

4.4. Native Advertising (Quảng cáo tự nhiên)

Quảng cáo tự nhiên là quảng cáo trả phí trên các nền tảng như báo điện tử, website, ứng dụng hoặc trên các kênh social media,… Những quảng cáo này được sắp xếp tự nhiên với nội dung các bài viết và hình thức của website. Vì vậy, native ads không quá lộ liễu. Điều này đem lại cảm giác tự nhiên theo mạch đọc bài viết của người dùng khiến họ không thấy quá khó chịu.

Các hình thức performance phổ biến trong marketing.
Các hình thức performance phổ biến trong marketing.

5. Kết luận

Bài viết đã giải thích khái niệm performance trong marketing là gì và chia sẻ những điều cần biết xung quanh thuật ngữ performance marketing. Theo đó, performance marketing có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả tiếp thị và tăng doanh số bán hàng. Chúc bạn thành công khi chạy performance marketing nhé!

Đặc biệt, bạn có thể sử dụng công cụ Maika AI để hỗ trợ cho mình khi làm performance trong marketing. Cụ thể trợ lý AI đa năng này có thể giúp bạn nghiên cứu từ khóa SEO, tra cứu website, viết content marketing tự động, chuyển văn bản thành giọng nói, tạo ảnh AI, tạo meme và nhiều hơn thế nữa. Dùng thử miễn phí Maika AI ngay tại đây và trải nghiệm hiệu quả của sức mạnh của trí tuệ đem lại cho công việc của mình nhé!

Trước
Marketer là gì? Tất tần tật những điều cần biết về marketer

Marketer là gì? Tất tần tật những điều cần biết về marketer

Sau
Insights là gì? Những cách tìm insight khách hàng

Insights là gì? Những cách tìm insight khách hàng

Đừng bỏ lỡ