Keyword research là gì? Top các công cụ keyword research tốt nhất hiện nay

Keyword research (tiếng Việt: Nghiên cứu từ khóa) là bước nền tảng và rất quan trọng trong tiến trình nghiên cứu đối thủ và chạy SEO Web thành công. Bạn đang tìm hiểu cách nghiên cứu từ khóa? Bạn băn khoăn không biết nên dùng công cụ nào để lọc và lựa chọn bộ từ khóa tối ưu cho website? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về nghiên cứu từ khóa và top những công cụ keyword research tốt nhất hiện nay nhé!

1. Keyword research là gì?

Keyword research hay còn gọi seo keyword research là quá trình tìm hiểu những từ khóa hoặc cụm từ khóa mà người dùng thường sử dụng để tìm kiếm trên các công cụ tra cứu như Google, Bing, Cốc Cốc… Mục đích của nghiên cứu từ khóa là biết được những chỉ số về từ khóa để lựa chọn từ khóa phù hợp giúp tối ưu hóa web và tăng lượng tìm kiếm tự nhiên.

Keyword research là nghiên cứu từ khóa để phục vụ cho quá trình SEO website.

2. Tại sao keyword research lại quan trọng trong SEO?

Sau khi nắm được seo keyword research là gì, tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao keyword research in seo lại quan trọng. Có thể nói website là “bộ mặt” của thương hiệu. Dựa vào website mà người dùng đặt niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các hoạt động mua hàng. Keyword research có vai trò quan trọng giúp website hoạt động hiệu quả. Dưới đây là những vai trò khiến nghiên cứu từ khóa quan trọng:

  • Thấu hiểu nhu cầu thật sự của khách hàng: Khi tra cứu những từ khóa trong lĩnh vực kinh doanh của bạn mà được khách hàng tìm kiếm, bạn sẽ hiểu sâu hơn về nhu cầu tìm kiếm thông tin và sản phẩm. Nhờ vào đó, bạn có thể cung cấp những nội dung về sản phẩm phù hợp với điều khách hàng đang cần tìm hiểu.
  • Lựa chọn được từ khóa phù hợp để triển khai: Từ những số liệu có được khi tra cứu từ khóa, chúng ta sẽ lọc và chọn ra những từ khóa phù hợp để tối ưu hóa website và phục vụ cho chiến lược tiếp thị. Có được bộ từ khóa đúng với insight của khách hàng là chúng ta đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu. Từ đó, gia tăng lượng truy cập và hiệu quả bán hàng.
  • Xây dựng kế hoạch dài hạn cho website: Research keyword giúp bạn tìm ra những từ khóa liên quan, phù hợp với lĩnh vực của mình và đưa ra kế hoạch chi tiết để viết nội dung cho website. Kế hoạch này vừa rõ ràng, vừa dài hạn để xây dựng nội dung lâu dài cho website.
  • Tiết kiệm nguồn lực, đảm bảo hiệu quả: Từ những số liệu phân tích, bạn sẽ lựa chọn những từ khóa vừa đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng vừa phù hợp với nguồn lực mình đang có để không bị quá sức. Mặt khác, xác định đúng từ khóa là bạn đã tăng cơ hội chạy SEO đạt hiệu quả. Nhờ vậy mà tránh lãng phí nguồn lực khi bỏ công, bỏ sức tối ưu hóa cho website nhưng lại lệch hướng ngay từ đầu.

3. Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa

Nếu là người mới chập chững, chân ướt chân ráo tìm hiểu về nghiên cứu từ khóa thì bạn đừng quá lo lắng nhé! Bài viết sẽ hướng dẫn cách research từ khóa SEO và những bước chi tiết khi thực hiện nghiên cứu từ khóa. Nhưng trước tiên, hãy cùng khám phá cách research keyword nhé!

3.1. Xác định lĩnh vực

Đây là điều quan trọng cần phải làm đầu tiên khi nghiên cứu từ khóa. Những từ khóa lĩnh vực là những từ khóa mà qua đó, người dùng có thể nghĩ đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Thông thường, từ khóa xác định lĩnh vực là những từ khóa chính có volume cao. Thực hiện SEO bộ từ khóa có volume cao này ở trang kết quả đầu tiên của Google là bạn đã tăng được lượng truy cập website và tạo ra nhiều giá trị chuyển đổi cho doanh nghiệp.

3.2. Xác định parent keyword

Parent keyword là những từ khóa chính xác mà bạn cần triển khai SEO để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Những từ khóa Parent Keyword đánh trực tiếp vào nỗi đau, vấn đề đang gặp phải và nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, nhóm từ khóa này cũng đề cấp được đến những chủ đề xung quanh lĩnh vực và sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Bằng cách này, bạn sẽ tăng lượng truy cập tự nhiên cho website và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

3.3. Phân tích từ khóa

Có nhiều chỉ số của từ khóa sẽ hiện ra khi bạn thực hiện keyword research. Trong đó, bạn nên chú ý đến chỉ số Keyword Difficulty (độ khó của từ khóa). Đây là chỉ số thể hiện độ khó của từ khóa để có thể lên top cao trên trang kết quả tìm kiếm Google. Nhưng độ khó của từ khóa còn phụ thuộc vào lĩnh vực và kinh nghiệm của người làm SEO. Những từ khóa càng ngắn thì tính bao quát càng lớn nên độ khó sẽ càng cao. Những từ khóa dài hơn 3 từ thì độ khó sẽ thấp hơn. Do đó, nếu bạn đầu tư vào một từ khóa dài bằng bài viết có chất lượng tốt thì khả năng lọt top tìm kiếm sẽ cao hơn.

3.4. Phân nhóm từ khóa

Những từ khóa cần được phân nhóm theo những tiêu chí sau: 

  • Nhóm từ khóa thông tin: Đây là những từ khóa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách hàng. Đó có thể là những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà người dùng cần biết để phục vụ cuộc sống hằng ngày như công dụng, tính năng, cách sử dụng, cách bảo quản, mẹo, bí quyết, review,…
  • Nhóm từ khóa mua: Những từ khóa này giúp khách hàng thực hiện quá trình mua sắm như địa chỉ mua hàng, giá cả, chính sách vận chuyển, đổi trả, bảo hành… Đây là những từ khóa “mũi nhọn” để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Nhóm từ khóa thương hiệu: Đúng như tên gọi, đây là nhóm từ khóa có mục đích tăng độ phủ sóng và nhận diện với người dùng. Có một cách khác là bạn có thể không đẩy nhóm từ khóa này mà chọn luôn từ khóa có trong domain.
Cần phân nhóm từ khóa theo những tiêu chí nhất định.

4. Các bước nghiên cứu từ khóa

Dưới đây là các bước keyword research for seo (nghiên cứu từ khóa SEO) để chọn được từ khóa tối ưu hóa cho website:

  • Xác định mục tiêu: mục tiêu nghiên cứu từ khóa của bạn là SEO website hay nghiên cứu thị trường và người dùng? Biết rõ mục tiêu ngay từ đầu, bạn sẽ tạo được lộ trình cụ thể cho kế hoạch, chiến lược và định hướng nội dung SEO. 
  • Lập danh sách chủ đề liên quan: hãy chia nhỏ chủ đề và tạo thành danh sách nhiều chủ đề để SEO lên top trang tìm kiếm của Google. Lưu ý, những chủ đề này cần liên kết chặt chẽ với giá trị của doanh nghiệp và chân dung khách hàng mục tiêu.
  • Xác định từ khóa hạt giống (seed keyword): từ khóa hạt giống là từ có đuôi ngắn, thường dài 1-2 từ, có lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh hằng tháng cao.
  • Mở rộng từ khóa: sử dụng những công cụ tra cứu sẽ giúp bạn mở rộng từ khóa.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Những bài viết ở top 10 kết quả tìm kiếm sẽ được người dùng đọc nhiều nhất. Phân tích những bài viết này của đối thủ giúp bạn lựa chọn từ khóa phù hợp với nguồn lực của mình để đạt hiệu quả cao cũng như định hình được cách triển khai nội dung trong tương lai.
  • Gom nhóm từ khóa: ở bước này, bạn cần gom nhóm các từ khóa và chọn ra từ khóa đứng đầu mỗi nhóm. Từ khóa đứng đầu mỗi nhóm thường là từ khóa ngắn nhất, có nội dung bao quát và có volume tìm kiếm cao.

5. Chiến lược lựa chọn từ khóa

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ những tiêu chí xếp hạng của Google để tìm cách đáp ứng chúng. Nếu là những tiêu chí về bài viết thì yêu cầu nội dung cần phải đảm bảo. Nếu là những tiêu chí liên quan đến yếu tố kỹ thuật thì yêu cầu SEO-er cũng phải “chuẩn hóa” để được Google đánh giá cao website của bạn.

Tiếp theo, bạn nên lựa chọn từ khóa theo thời gian hoạt động của website. Nếu trang web mới được lập, hãy chọn những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp để phù hợp với nguồn lực của mình và dễ lên top Google. Trường hợp web đã hoạt động từ 1 năm trở nên, hãy mạnh dạn chọn những từ khóa có mức độ cạnh tranh trung bình trở lên để đạt hiệu quả cao hơn. Cuối cùng là tránh những sai lầm thường mắc phải khi seo keywords research. Những sai lầm đó là: lựa chọn keyword quá rộng, keyword có độ cạnh tranh cao, SEO một keyword trên nhiều trong trong cùng website,…

6. Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa SEO tốt nhất

Đáp ứng nhu cầu của người dùng, hiện nay, có rất nhiều công cụ research keyword đắc lực. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian thử nghiệm mà vẫn chọn được công cụ chất lượng, dưới đây là review về 5 công cụ seo keyword research được dùng nhiều nhất:

6.1. Ahrefs

Công cụ chuyên nghiệp Ahrefs cung cấp cho người dùng báo cáo chi tiết và chính xác về từ khóa mà người dùng muốn tìm kiếm. Hầu hết những thông tin xung quanh từ khóa đều được Ahrefs đưa ra đầy đủ. Phần mềm này cho phép tìm kiếm rộng rãi tại hơn 171 quốc gia. Đặc biệt, khả năng phân tích đối thủ của Ahrefs vô cùng chi tiết. Tuy nhiên, Ahrefs cũng đem lại cho người dùng vài điều không như ý như không miễn phí, gói dùng thử có giá 7$, giới hạn lượt sử dụng, chỉ dùng được 25 lần/ngày hoặc 100 lần/tháng.

6.2. Maika AI

Maika AI là trợ lý viết lách giúp người làm content gấp 10 năng suất. Để tiến trình SEO diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể, Maika AI tích hợp công cụ nghiên cứu từ khóa từ Ahrefs. Sử dụng nguồn dữ liệu tin cậy đến từ Ahrefs kết hợp với sức mạnh vượt trội của trí tuệ nhân tạo, Maika AI bổ sung tính năng nhóm từ khóa giúp người dùng dễ dàng chọn lọc những từ khóa cần thiết cho chiến dịch SEO.

Maika AI cho phép người dùng tra cứu website và tra cứu từ khóa SEO.

6.3. Keyword Planner 

Là công cụ được cung cấp bởi Google, Keyword Planner thuộc top công cụ có nguồn dữ liệu từ khóa rất chính xác và nguồn dữ liệu trực tiếp. Phần mềm này cho phép người dùng tìm kiếm từ khóa dựa vào cụm từ và URL. Cùng một lúc, bạn có thể tra cứu đến 10 cụm từ tìm kiếm hoặc URL. Ưu điểm được nhiều SEOer yêu thích ở Keyword Planner là dễ sử dụng và kết quả tra cứu phù hợp với cả lĩnh vực SEO lẫn quảng cáo Google Ads.

Bên cạnh những thế mạnh vừa nên trên, Keyword Planner cũng có những nhược điểm như các từ khóa gợi ý có phạm vi rộng, một số ngành không có từ khóa để chọn lọc và phải chạy quảng cáo mới có được những số liệu chi tiết về từ khóa.

6.4. Google Suggestion 

Đây là tính năng có sẵn trên công cụ tìm kiếm của Google giúp bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa hiệu quả. Dĩ nhiên là bạn sẽ sử dụng hoàn toàn miễn phí cho giai đoạn đầu khi phát triển nội dung. Google Suggestion tự động hiển thị danh sách các từ khóa có liên quan đến mức độ tìm kiếm phổ biến. Bạn có thể chọn được những từ khóa đuôi dài chất lượng từ Google Suggestion. Tuy nhiên, Google Suggestion giới hạn số lượng đề xuất từ khóa. Do đó, nếu chỉ dựa vào chức năng này mà chọn lọc từ khóa thì lại chưa đủ bao quát và chính xác.

6.5. Google Search Console

Đây là phần mềm quản lý website hoàn toàn miễn phí từ Google giúp bạn theo dõi và xử lý các vấn đề On page và Off page. Cụ thể, Google Search Console theo dõi tình trạng thu thập dữ liệu, lượng truy cập vào website, tỉ lệ click, tỉ lệ xuất hiện, link nội bộ và backlink. Đồng thời, công cụ này cũng xử lý vấn đề truy cập từ các thiết bị di động (AMP, Mobile,…). Nhờ đó, website của bạn sẽ có thân thiện và uy tín với công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể thực hiện keyword research bằng tên miền hoặc link URL.

7. Kết luận

Trên đây là tổng hợp về 5 công cụ keyword research tốt nhất hiện nay dành cho SEOer. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn được công cụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để góp phần làm nên thành công của chiến dịch đưa website lọt top Google. Đừng quên trải nghiệm tính năng Nghiên cứu từ khóa với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo trên Maika AI để kiểm nghiệm hiệu quả nhé!

Trước
Giải mã “lời hứa” tăng hiệu suất, giảm chi phí từ các công cụ AI

Giải mã “lời hứa” tăng hiệu suất, giảm chi phí từ các công cụ AI

Sau
12 công cụ SEO tốt nhất giúp website lọt top kết quả tìm kiếm 

12 công cụ SEO tốt nhất giúp website lọt top kết quả tìm kiếm 

Đừng bỏ lỡ