SEO Onpage là gì? Những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage

Nếu là một người làm marketing chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến khái niệm SEO Onpage. Những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage là checklist quan trọng mà bạn cần nắm để đáp ứng thuật toán của Google. Nào, hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu tối ưu Onpage là gì và checklist SEO Onpage nhé!

1. SEO On page là gì?

Onpage SEO là gì? Onpage là gì? Tối ưu Onpage là gì? Đây là cùng một cách hỏi để tìm câu trả lời cho khái niệm SEO On-page. Bây giờ, chúng ta sẽ cắt nghĩa từng từ nhé! Onpage là những yếu tố nằm trực tiếp trên website. SEO, viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa là tối ưu hóa trang web trên các công cụ tìm kiếm. Vậy SEO Onpage hay on-page SEO là tập hợp những kỹ thuật tối ưu hóa hiển thị của website để giúp trang web có vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

2. Tầm quan trọng của tối ưu hóa Onpage

Onpage website ngày càng được chú ý khi thực hiện SEO trang web. Đó là vì On page website rất quan trọng. Cụ thể:

  • Với công cụ tìm kiếm: tối ưu Onpage giúp bot Google dễ dàng xác định từ khóa chính, đọc hiểu bài viết để quyết định xếp hạng hiển thị của bài viết trên trang kết quả tìm kiếm. 
  • Với người dùng: Onpage giúp nội dung rành mạch, rõ ràng, giao diện website thân thiện, tốc độ tải trang nhanh. Tất cả những điều này đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Với thương hiệu: Tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập website một cách tự nhiên, tối ưu chi phí quảng bá khi phải chi trả cho quảng cáo.
SEO On-page rất quan trọng trong chiến dịch tối ưu hóa website. 

3. Những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage

Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage là những quy tắc kỹ thuật cần tuân thủ để bài viết đạt chuẩn SEO. Dưới đây là những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage quan trọng mà bạn cần nắm vững để tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm:

3.1. Tối ưu thẻ tiêu đề (Title)

Tiêu đề bắt buộc phải chứa từ khóa chính và ưu tiên đặt từ khóa chính lên đầu để tăng xếp hạng. Độ dài tối đa là 70 ký tự. Vì nếu tiêu đề nhiều hơn 70 ký tự, chúng sẽ hiển thị không đầy đủ khi khách hàng tìm kiếm. Điều này gây ra khó khăn và trải nghiệm không tốt cho họ. Bên cạnh đó, tiêu đề cần phải unique 100% và không được trùng lặp để Google đánh giá cao bài viết. 

Tiêu đề hay cũng tác động rất nhiều đến quyết định click xem bài viết của khách hàng. Do đó, hãy chọn những từ ngữ đắt giá, diễn đạt hấp dẫn để thu hút sự tò mò và khao khát muốn đọc nội dung bài viết của khách hàng nhé! 

3.2. Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)

Thẻ mô tả là nội dung nằm ngay phía tiêu đề trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tra cứu thông tin. Nội dung này là tóm tắt đại ý của toàn bộ bài viết, cần diễn đạt lôi cuốn để kích thích người dùng bấm đọc bài viết. Về kỹ thuật, thẻ mô tả cần chứa từ khóa chính và có độ dài từ 120 đến 160 ký tự để tối ưu hiển thị. Bật mí nho nhỏ, độ dài tối ưu nhất nên là 155 ký tự.

3.3. Tối ưu URL

Về nội dung, URL cần chứa từ khóa chính hoặc có nội dung liên quan đến từ khóa chính để tăng cường hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Về kỹ thuật, URL ưu tiên ngắn gọn tạo sự thân thiện với người dùng khiến họ dễ chia sẻ link bài viết đi những nơi khác. Đừng quên sử dụng dấu gạch ngang để phân tách các từ trong URL nhé!

3.4. Tối ưu thẻ Heading 2 và 3

Việc cấu trúc bài viết thành các thẻ Heading 2 và 3 giúp bot của Google dễ dàng rà soát và hiểu nội dung. Người đọc cũng dễ theo dõi và ghi nhớ nếu bài viết được cấu trúc một cách logic, rành mạch như vậy. Cần chú ý là nội dung thẻ Heading 2 và 3 ngắn gọn, triển khai ra đúng trọng tâm của bài viết. Từ khóa chính không đặt ở Heading 2 và 3 cũng được hoặc đặt ít nhất 1 lần.

3.5. Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh ưu tiên định dạng ngang với độ phân giải tối thiểu 800 x 600 px và dung lượng dưới 1 MB để tăng tốc độ tải trang. Chú thích, tiêu đề ảnh, thẻ alt ảnh cần chứa từ khóa chính. Chú thích nên liên quan đến nội dung gần nhất đang thể hiện và được trình bày ở định dạng căn giữa. Cuối cùng là hãy đồng nhất định dạng hình ảnh cho toàn bộ bài viết.

3.6. Tối ưu từ khóa

Ngoài những vị trí bắt buộc phải chứa từ khóa chính, bài viết cũng cần được chèn từ khóa chính rải rác trong khắp nội dung với mật độ 2% – 4%. Công thức này được tính như sau: (Số lần từ khóa chính xuất hiện/Tổng số từ của bài viết) x 100. Bên cạnh từ khóa chính, nếu bài viết có những từ khóa phụ, bạn cũng cần khéo léo chèn vào một cách tự nhiên.

Lưu ý là đừng lạm dụng từ khóa quá nhé! Vì như vậy sẽ làm giảm giá trị của nội dung, gây cảm giác khó chịu cho người đọc và bị các công cụ tìm kiếm đánh giá là spam từ khóa đấy.

Tối ưu từ khóa là một trong những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage quan trọng.

3.7. Tối ưu nội dung

Chất lượng nội dung là một trong những chìa khóa then chốt quyết định đến giá trị bền vững của website cũng như thành bại của Onpage SEO. Nội dung cần có giá trị thông tin cao và hữu ích với người đọc. Nếu nội dung của bạn “vô thưởng vô phạt”, tỉ lệ thoát trang của khách hàng cao và nhanh, Google sẽ không đánh giá cao website của bạn. Hoặc nếu thời gian đầu website có được thứ hạng cao thì theo thời gian, bạn cũng sẽ bị rớt thứ hạng khi đối thủ có nội dung hay và bổ ích cho khách hàng.

Đồng thời, nội dung cần có độ Unique trên 90% và không được trùng lặp ở bất kỳ trang web nào khác. Nếu là người cầu toàn hơn nữa, nội dung của bạn có thể ở mức Unique trên 95%, thậm chí là 100%. Nội dung có cá tính, giọng điệu riêng lẫn giá trị thông tin hữu ích sẽ thu hút được sự quan tâm và yêu thích của khách hàng.

Internal link (tiếng Việt: liên kết nội bộ) là liên kết giữa các trang trên cùng một website. Những liên kết này giúp Google nhận biết cấu trúc trang web và giới thiệu những bài viết liên quan đến người đọc.

External link hay còn gọi Outbound link (tiếng Việt: liên kết ngoài) là các liên kết dẫn người đọc đến những trang khác. Bằng cách dẫn liên kết đến những trang thông tin chất lượng, website của bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu thích của khách hàng.

Cả internal và external link đều được đặt trong anchor text có nội dung liên quan mật thiết. Vì vậy, trong quá trình đọc bài viết, khách hàng sẽ bấm vào anchor text để xem tiếp nội dung hữu ích có liên quan. Qua đây, Google có cơ sở để hiểu được sự liên quan giữa các đường liên kết.

Ngoài những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage trên, các tiêu chuẩn khác cũng tác động đến kết quả SEO on page. Đó là:

  • Tốc độ tải trang: tối ưu tốc độ tải trang bằng cách sử dụng hosting nhanh, tối ưu mã nguồn trang web, sử dụng bộ nhớ cache, tối ưu hóa hình ảnh.
  • Tối ưu readability: khả năng thu thập thông tin của người dùng qua bài viết, đó là tỉ lệ thoát trang, thời gian đọc, tỉ lệ chuyển đổi, đoạn mã tính năng nổi bật.
  • Chia sẻ lên Social: hãy sáng tạo nội dung thú vị và hấp dẫn để người dùng hào hứng chia sẻ lên những trang mạng xã hội.

4. So sánh onpage-seo và offpage-seo

Sau khi đã tìm hiểu onpage là gì và biết những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage, tiếp theo, mời bạn phân biệt sự khác nhau giữa on page seo và off page seo:

  SEO Onpage SEO Offpage
Phạm vi Trên website Ngoài website
Mục tiêu chung Nâng cao thứ hạng website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Mục tiêu cụ thể Giúp website thân thiện hơn với bot Google và đem đến trải nghiệm đọc tốt nhất cho người dùng. Tăng uy tín và chất lượng website qua các liên kết bên ngoài.
Các hoạt động
  • Tối ưu những yếu tố kỹ thuật trên trang.
  • Tối ưu nội dung.
Xây dựng backlink chất lượng trên các trang web uy tín và các nền tảng mạng xã hội.

5. Các công cụ check SEO Onpage

Để đảm bảo tuân thủ checklist SEO Onpage, bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ. Dưới đây là top các công cụ giúp check Onpage SEO hiệu quả:

5.1. Maika AI – Trợ lý AI SEO “tất cả trong một”

Đây là công cụ SEO đa năng được phát triển bởi OLLI Technology, một startup có hơn 7 năm kinh nghiệm về AI. Được mệnh danh là trợ lý AI “tất cả trong một”, Maika AI giúp bạn:

  • Tra cứu từ khóa SEO: Sử dụng nguồn dữ liệu từ Ahrefs, Maika AI giản lược những chỉ số không quan trọng và giữ lại những chỉ số quan trọng giúp SEO-ers thuận tiện trong công việc. Đặc biệt, tính năng nhóm từ khóa trực tiếp trên giao diện làm việc giúp người dùng làm việc nhanh và hiệu quả hơn so với cách làm thủ công.
  • Tra cứu website: Chỉ cần điền link website và chọn quốc ta, Maika AI sẽ cung cấp những thông tin toàn diện về trang web.
Tra cứu từ khóa và tra cứu website trên Maika AI. Trong đó, đáng chú ý là tính năng nhóm từ khóa trực tiếp trên giao diện chỉ bằng những cú click chuột.
  • Viết bài chuẩn SEO: Bạn có thể chọn tính năng workflow SEO hoặc những mẫu AI viết content SEO. Với workflow SEO, bạn sẽ được “cầm tay chỉ việc” từng bước từ Lên ý tưởng, Lập dàn ý, Viết bài đến Hoàn chỉnh bài viết SEO. Với những mẫu AI viết content, bạn chỉ cần chọn mẫu phù hợp với nhu cầu của mình, chẳng hạn Tiêu đề bài viết SEO, Lập dàn ý bài SEO, Viết bài SEO,… Chỉ mất vài giây để Maika AI tạo ra cho bạn hàng loạt bài viết . Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng sản xuất nội dung chuẩn SEO lên 2-3 lần.
Mẫu AI Ý tưởng viết bài SEO trên Maika AI.

5.2. Yoast SEO – WordPress SEO plugin

Được tích hợp sẵn trên WordPress, Yoast SEO cho phép người dùng sử dụng miễn phí một cách dễ dàng với nhiều tính năng hữu ích. Cụ thể, công cụ này giúp bạn: kiểm tra tiêu đề (title), kiểm tra mô tả (meta description), quản lý sitemap, độ dài từ khóa, hình ảnh và nhiều yếu tố khác liên quan đến SEO. Nếu cần sử dụng đầy đủ các tính năng, bạn có thể nâng cấp gói Yoast SEO Premium với mức phí 99$/năm.

5.3. Ahrefs – Công cụ phân tích SEO hàng đầu thế giới

Được xếp vào hàng top những công cụ SEO hàng đầu thế giới, Ahrefs giúp bạn:

  • Nghiên cứu từ khóa: bạn cần dựa vào những chỉ số như độ khó, lượng tìm kiếm, lượt click,… để chọn bộ từ khóa tiến hành SEO Web.
  • Audit backlink: phân tích link profile, đo lường chất lượng backlink để kiểm tra liên kết đến website là tốt hay chưa tốt.
  • Tham khảo backlink giá trị từ đối thủ: Ahrefs cung cấp những link chất lượng mà đối thủ đã sử dụng giúp bạn có tài liệu để tham khảo và có cơ sở để mở rộng nguồn link.
  • Site audit: phân tích website và gợi ý cách audit trang web để thân thiện với bot Google và người dùng.

5.4. SEOquake – Tiện ích mở rộng SEO mạnh mẽ

SEOquake là tiện ích mở rộng miễn phí được cài trên các công cụ tìm kiếm như Google Chrome, Firefox, Opera để hỗ trợ check Onpage. Theo đó, SEOquake giúp người dùng:

  • Kiểm tra mật độ từ khóa
  • Phân tích internal link và external link
  • So sánh URL và domain (tên miền)
  • Kiểm tra độ khó của từ khóa
  • Xếp hạng Alexa
  • Tổng quan SEO trên bất kỳ trang tìm kiếm

Ngoài những công cụ đã giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những công cụ check SEO Onpage khác như Semrush, Surfer SEO, Screaming Frog, Moz, SEObility, SEOMator,…

SEOquake – Công cụ kiểm tra tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage. 

6. Kết luận   

Bài viết đã chia sẻ chi tiết những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hay gọi cách khác là on-page SEO checklist. Bằng cách tuân thủ những checklist SEO Onpage, bạn sẽ có nhiều cơ hội đưa website lọt top kết quả tìm kiếm của Google. Khi lựa chọn công cụ check Onpage để hỗ trợ cho công việc, đừng quên cân nhắc đến Maika AI nhé. Đây là trợ lý AI đa năng giúp bạn thực hiện SEO “tất cả trong một”. Sức mạnh tiềm tàng của trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả SEO trong thời gian ngắn nhất! Trải nghiệm ngay miễn phí tại đây.

Trước
SEO Offpage là gì? Cách xây dựng SEO Offpage đơn giản và hiệu quả

SEO Offpage là gì? Cách xây dựng SEO Offpage đơn giản và hiệu quả

Sau
Organic traffic là gì? Hướng dẫn cách tăng Organic traffic

Organic traffic là gì? Hướng dẫn cách tăng Organic traffic

Đừng bỏ lỡ