Traffic là gì? 8 cách tối ưu hóa để tăng traffic website hiệu quả

Một trong những cách để doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng là đưa website của mình lên top của Google. Vì vậy, việc tăng traffic website (traffic to website) luôn là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng thực hiện. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm Traffic là gì? và 8 cách tối ưu hóa giúp bạn tăng traffic website hiệu quả.

1. Traffic là gì?

Traffic là một từ ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả lưu lượng người dùng hoặc dữ liệu truy cập vào một trang web, một ứng dụng hoặc bất kỳ nơi nào có sự truy cập và tương tác từ người dùng. Trong Marketing, “traffic” là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực SEO, dùng để chỉ số lượng người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định.

Tùy vào hiệu suất của trang web và chất lượng nội dung mà lượng traffic của mỗi trang web (traffic to website) sẽ khác nhau. Lượng traffic càng cao chứng tỏ trang web có nhiều người dùng truy cập. Đồng thời, Google cũng sẽ dựa vào chỉ số này như là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ uy tín của website. Những website uy tín có bài viết liên quan đến từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm sẽ được ưu tiên được thứ hạng cao trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Hiện nay cũng có nhiều tên gọi khác nhau khi nhắc đến traffic website như traffic to website, web traffic, site traffic. Hy vọng với thông tin trên đã phần nào giải đáp được các câu hỏi như traffic là gì? web traffic là gì? website traffic là gì? traffic website là gì? traffic online la gi…

Minh họa dashboard báo cáo về site traffic và traffic analytics.

2. Phân loại traffic

Sau khi đã hiểu được traffic là gì, tiếp theo bạn cần biết về phân loại traffic, các nguồn traffic, nguồn traffic là gì để từ đó có chiến lược phù hợp nhằm tăng traffic cho website. Các loại lưu lượng trực tuyến (online traffic) thường được phân loại dựa trên nguồn gốc hoặc cách người dùng truy cập vào một trang web hoặc một ứng dụng nào đó. Sau đây là định nghĩa của 6 loại traffic phổ biến hiện nay:

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ đo lường traffic web, SEO traffic.

2.1. Organic Traffic

Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi nhắc đến hiệu suất hoạt động của website. Trong “giới” Marketing, người ta ngầm hiểu traffic in SEO chính là Organic Traffic. 

Vậy, traffic trong SEO là gì? Traffic trong SEO hay Organic Traffic đến từ các công cụ tìm kiếm mà không thông qua bất kỳ quảng cáo nào. Khi người dùng tìm kiếm thông tin trên các công cụ như Google, Bing, Yahoo… và nhấn vào các kết quả gợi ý để truy cập vào trang web hoặc ứng dụng sẽ được tính là Organic Traffic.

Hiện nay có rất nhiều SEO traffic tools – công cụ hỗ trợ đo lường lượt traffic. Bạn có thể kiểm tra traffic của website (traffic to website) thông qua các công cụ miễn phí như Google Analytics hoặc các công cụ trả phí như Semrush, Ahrefs, Similarweb…

Minh họa sử dụng Ahrefs để đo lường SEO traffic (traffic for SEO) – Nguồn Brandsvietnam

2.2. Direct Traffic

Direct Traffic là loại truy cập trực tiếp, nghĩa là người dùng nhập đường dẫn (URL) trực tiếp vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Để làm được điều này, người cần nhớ chính xác hoặc gần giống địa chỉ trang web của bạn. Vì vậy, lượng Direct Traffic thường xuất hiện nhiều với các thương hiệu quen thuộc và nổi tiếng trên thị trường. Đây cũng là lượng traffic không mất phí. Doanh nghiệp muốn tăng lượng traffic này thì cần tăng độ nhận diện thương hiệu, gia tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của người dùng đối với thương hiệu của mình.

2.3. Referral Traffic

Là lưu lượng truy cập từ việc giới thiệu, chia sẻ liên kết từ các trang web khác, blog, hoặc các bài viết, nội dung chia sẻ từ các trang mạng xã hội. Một website càng được giới thiệu nhiều thì càng có sự tin tưởng và uy tín cao.

2.4. Social Traffic

Social Traffic là lưu lượng đến từ các trang web và ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, và các nền tảng khác. Người dùng truy cập vào trang web được điều hướng từ các liên kết được chia sẻ từ các mạng xã hội. Thông thường, nội dung trên social của bạn đủ tốt, được người dùng chia sẻ nhiều thì sẽ có lượng social traffic tăng cao.

2.5. Paid Traffic

Đây là là lưu lượng đến trang web hoặc ứng dụng thông qua các chiến dịch quảng cáo trả tiền. Các chiến dịch quảng cáo được thực hiện trên nền tảng các công cụ tìm kiếm hoặc trên các trang mạng xã hội. Các hình thức quảng cáo bao gồm quảng cáo tìm kiếm (search ads) và quảng cáo hiển thị dạng banner, text và video (display ads).

Cách thức tính phí tùy theo mục tiêu của doanh nghiệp, ví dụ trả phí trên mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo, trả phí trên 1000 lượt hiển thị hoặc trả phí trên mỗi lượt chuyển đổi thành công. Doanh nghiệp có thể chủ động chọn đối tượng mục tiêu cần quảng cáo và cài đặt vị trí hiển thị quảng cáo để đạt hiệu quả cao nhất.

2.6. Email Traffic

Email traffic là lưu lượng đến từ các liên kết trong các email tiếp thị, bao gồm các traffic đến từ việc nhấp vào các liên kết từ chiến dịch email quảng cáo, email dạng bản tin, hoặc các email dạng thông báo trực tiếp. 

Hiện nay, email được đánh giá là một trong những kênh marketing phổ biến và hiệu quả. Doanh nghiệp áp dụng email marketing để tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Vì vậy, email cũng trở thành kênh được doanh nghiệp tận dụng để tăng lượng traffic cho website của mình.

Trên đây là các nguồn traffic phổ biến nhất hiện nay, mỗi một traffic đến từ nguồn khác nhau tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào chiến lược và hoạt động marketing của doanh nghiệp.

3. 8 cách tối ưu hóa tăng traffic website

Người tiêu dùng thường có xu hướng tìm kiếm trước khi ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Do đó, doanh nghiệp muốn tăng traffic website thì cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để được ưu tiên hiển thị trên kết quả gợi ý và tăng khả năng tiếp cận với người dùng.

Thuật toán của các công cụ tìm kiếm được cập nhật liên tục. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện rất nhiều thủ thuật tối ưu nhiều yếu tố để giúp tăng traffic cho website. Dưới đây là những cách tối ưu hóa tăng traffic cho website:

3.1. SEO (Search Engine Optimization)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa một trang web để cải thiện thứ hạng của website trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên. Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay gồm có Bing, Yahoo và đặc biệt là Google – công cụ tìm kiếm hàng đầu đang được các doanh nghiệp chú trọng tập trung tối ưu hóa hiển thị. 

Những website được hiển thị ở TOP 10, đặc biệt là TOP 3 sẽ có khả năng có nguồn traffic tự nhiên lớn hơn những trang còn lại. Làm SEO tốt có thể giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả truyền thông lâu dài.

Hãy tìm hiểu traffic in seo, seo web traffic bằng seo traffic tools để tối ưu hiệu quả SEO

Các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh ngày càng có xu hướng sử dụng công cụ SEO “all in one” để rút ngắn thời gian SEO web. Maika AI, trợ lý viết lách gấp 10 hiệu suất giúp quy trình sản xuất SEO thuận tiện hơn bao giờ hết. Bạn có thể tra cứu từ khóa, phân tích website thật dễ dàng với tính năng Nghiên cứu từ khóa trên Maika AI. Sau khi đã chọn được từ khóa, Maika AI sẽ gợi ý ý tưởng và thậm chí là viết ngay cho bạn những bài viết hàng nghìn chữ trong nháy mắt.

Sản xuất SEO bằng Maika AI để tăng hiệu quả SEO cho website.

3.2. Google Adwords

Google AdWords (hay gọi tắt là Google Ads) là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, nơi bạn có thể tạo những quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc trên các trang web đối tác thông qua mạng lưới Google Display. Đây là một hình thức trả phí để tăng traffic website. Dù tốn chi phí nhưng đây cũng là một trong những kênh tiếp thị được đánh giá là đem đến hiệu quả cao. Thông thường, đội ngũ Marketing sẽ kết hợp cả SEO và Google Ads để  mang lại nguồn traffic lớn cho website của họ.

3.3. Xây dựng cộng đồng tăng tương tác với khách hàng trên mạng xã hội

Ngoài việc tìm kiếm thông tin trên Google, rất nhiều người dùng đã chọn tham gia vào các hội nhóm trên mạng xã hội. Tại Việt Nam, hội nhóm trên Facebook, Zalo hoạt động khá mạnh và mang lại hiệu quả tương tác cao giữa những người dùng với nhau. Việc tạo và duy trì cộng đồng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Zalo… sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tốt hơn và cũng góp phần tăng lượng traffic đáng kể cho website.

3.4. Quảng cáo Facebook

Theo báo Dân Trí đưa tin vào tháng 6/2023, Việt Nam đã có hơn 66 triệu người dùng Facebook, thuộc TOP 10 quốc gia có người dùng Facebook nhiều nhất thế giới. Trong một báo cáo khác (theo websiterating.com), kết quả cho thấy 78% người tiêu dùng Hoa Kỳ nói rằng họ phát hiện ra một sản phẩm mới bằng cách xem Facebook và có đến 48,5% người ra quyết định mua hàng cho doanh nghiệp B2B sử dụng Facebook .

Như vậy, có thể thấy lượng người dùng của Facebook rất lớn và ổn định. Các nhà quảng cáo vẫn đang triển khai các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này để khai thác những tiềm năng từ nhóm người dùng Facebook. Doanh nghiệp triển khai quảng cáo Facebook với nhiều mục đích khác nhau như tăng traffic website, tăng tương tác hoặc khách hàng thực hiện chuyển đổi như tải app, mua hàng…

Quảng cáo Facebook góp phần tăng lượt traffic cho website.

3.5. Xây dựng blog

Một trang blog giới thiệu về sản phẩm, cung cấp tin tức hoặc các nội dung hữu ích không mang tính chất bán hàng sẽ tạo được sự tin cậy cho người đọc. Thông thường, người làm marketing sẽ xây dựng blog chất lượng tốt để làm “kênh vệ tinh” để hỗ trợ cho việc tối ưu hóa SEO. 

Để xây dựng trang blog, bạn có thể tìm kiếm trên mạng với nhiều nguồn tạo website miễn phí, đơn giản. Sau đó, bạn xây dựng nội dung hấp dẫn, thiết kế đẹp sẽ giúp bạn tăng được lưu lượng truy cập vào blog, sau đó thì điều hướng về website chính của doanh nghiệp.

3.6. Email Marketing

Tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn quyết định có triển khai email marketing hay không. Vì email marketing là một kênh tương đối hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí để triển khai nên việc email marketing được các doanh nghiệp ưa chuộng.

 

Thông thường, doanh nghiệp dùng email để gửi thông điệp quảng cáo hoặc thông tin có giá trị đến người đọc. Khi khách hàng thực sự quan tâm đến nội dung của bạn, họ sẽ nhấn vào liên kết được lồng ghép trong nội dung email để tìm kiếm thêm thông tin. Qua đó, traffic website của bạn cũng được tăng lên đáng kể khi chiến dịch email marketing của bạn hoạt động hiệu quả.

Email marketing hiệu quả giúp tăng lượt traffic cho website.

3.7. Video Marketing

Nếu ‘content is king’ thì ‘video is queen’. Xu hướng sử dụng video để marketing đã và đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, hiện nay các trang mạng xã hội như TikTok, Youtube, Facebook đều đồng loạt đẩy mạnh dạng video ngắn. Vì vậy, doanh nghiệp bạn muốn tăng traffic về website của mình, thì một trong những cách hiệu quả nhất chính là sản xuất những nội dung chất lượng và tạo ra những video phù hợp với thị hiếu người dùng. Những dạng video được ưa thích thường có tính hài hước, vui nhộn, bắt trend hoặc đem đến nhiều giá trị cho người dùng. 

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng video để quảng cáo, hướng dẫn, hoặc chia sẻ một thông điệp cụ thể trên các nền tảng xã hội. Những video được người dùng xem và tương tác sẽ được các nền tảng đề xuất lên xu hướng và gợi ý cho nhiều người dùng khác cùng xem video đó.

Video marketing hiệu quả đem đến lượng lớn traffic web, site traffic.

3.8. Booking PR báo

PR trên báo không còn là cách thức quá xa lạ với nhiều người. Doanh nghiệp thường phát hành thông cáo báo chí (press release) thông qua các dịch vụ bài viết trên báo theo dạng bài viết về tin tức hoặc bài viết giới thiệu doanh nghiệp. Một số hình thức quảng cáo khác trên báo cũng khá phổ biến như đặt banner, podcast… Khi doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ này thì có khả năng gia tăng traffic đến website của họ.

4. Kết luận

Bài viết đã tổng hợp các thông tin liên quan đến traffic, cung cấp định nghĩa traffic là gì và hướng dẫn 8 cách để tối ưu hóa tăng traffic website. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết để đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả. 

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp công cụ hỗ trợ bạn sáng tạo nội dung bằng trí tuệ nhân tạo Maika AI. Với công cụ này, việc sáng tạo nội dung của bạn trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trải nghiệm ngay công cụ viết content Maika AI miễn phí và kiểm nghiệm hiệu quả nhé!

Trước
Cách viết chữ in đậm trên facebook

Cách viết chữ in đậm trên facebook

Sau
Top 5 công cụ tạo meme tự động dễ dàng và tốt nhất

Top 5 công cụ tạo meme tự động dễ dàng và tốt nhất

Đừng bỏ lỡ