Content Marketing là gì? Cách làm content marketing hiệu quả

Khách hàng ngày càng tinh tế và khó tính. Điều này đòi hỏi nội dung quảng cáo không thể quá trực diện và nhồi nhét mà cần khéo léo và tự nhiên để tiếp cận với khách hàng. Những nội dung quảng cáo như vậy gọi là content marketing. Chi tiết hơn thì content marketing là gì, có những dạng content marketing nào và làm sao để viết content marketing hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của OLLI Technology nhé!

Content marketing là gì? Đâu là những lợi ích của content marketing?

1. Content marketing là gì?

Content marketing (tiếng Việt: tiếp thị nội dung) là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và phân phối nội dung trên các kênh marketing để thu hút khách hàng mục tiêu. Dựa vào những nội dung của content marketing, người đọc có thể sẽ nhìn thấy “hình ảnh” của mình trong đó. “Hình ảnh” này có thể là nỗi sợ hoặc nhu cầu nào đó và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giải quyết được những nỗi sợ, nhu cầu này. Từ đó, thôi thúc hành vi mua sắm của khách hàng. 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội, content marketing bao gồm tất cả những nội dung khách hàng có thể nhìn thấy. Đó là text của bài viết, audio, video, hình ảnh,  infographic đi kèm cùng bài viết. 

Trong giới content marketing, mỗi người làm nội dung luôn phải đảm nhiệm đa task. Không chỉ dừng lại ở việc viết nội dung, các content marketer còn phải phụ trách nhiều công việc khác như:

  • Quản lý các trang mạng xã hội của doanh nghiệp như Facebook, Zalo, Instagram, TikTok, LinkedIn,…
  • Xây dựng và chăm sóc nội dung, hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Cùng đội ngũ marketing xây dựng chiến lược nội dung cho các kênh social.
  • Sản xuất nội dung cho bài viết: từ lên ý tưởng, viết bài đến thiết kế hình ảnh, dựng video,…
  • Lên kế hoạch nội dung cho các kênh của doanh nghiệp: Website, Email, PR, seeding,…
  • Thực hiện các công việc khác dưới sự phân công của Trưởng bộ phận Marketing và ban lãnh đạo công ty.

2. Các lợi ích của Content Marketing đem lại cho doanh nghiệp

Content marketing là một phần quan trọng không thể thiếu của hoạt động tiếp thị và quảng cáo cho doanh nghiệp. Sau khi đã tìm hiểu content marketing là gì, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu những lợi ích của content marketing:

2.1. Nhận diện thương hiệu

Một doanh nghiệp có sản phẩm hay, dịch vụ tốt là chưa đủ nếu thiếu marketing giỏi. Trên cơ sở chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, kết hợp với marketing giỏi, thương hiệu sẽ phủ sóng và phát triển mạnh mẽ. Lúc này, content marketing sẽ đảm nhiệm vai trò truyền tải thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng. Những nội dung được đưa ra từ phía thương hiệu sẽ định hình nên chất lượng sản phẩm/dịch vụ, làm nổi bật những giá trị khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ trên thị trường. 

Bên cạnh đó, content marketing giá trị và chất lượng còn xây dựng được niềm tin và sự yêu thích của khách hàng với thương hiệu. Lúc này, thương hiệu không chỉ sử dụng content marketing để thuần quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mà còn cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức và giải pháp hữu ích cho khách hàng. 

Chẳng hạn, một công ty chuyên về thực phẩm hữu cơ có thể sử dụng content marketing để chia sẻ về dinh dưỡng trong các loại thực phẩm, cách nhận biết đặc tính cơ thể của từng người và cách sử dụng thực phẩm phù hợp để cân bằng âm dương hay hướng dẫn cách sử dụng thực phẩm như một loại thuốc,… Nhờ việc cung cấp thông tin hữu ích, công ty không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ về những thực phẩm hữu cơ đơn vị của mình đang kinh doanh mà còn xây dựng được niềm tin và sự gắn kết với khách hàng. Niềm tin và sự gắn kết chính là chìa khóa để thương hiệu chinh phục được khách hàng giữa rất nhiều những thương hiệu đối thủ trên thị trường.

2.2. Tăng lượng truy cập

Nhu cầu tìm kiếm thông tin mỗi ngày của mọi người là rất lớn. Chưa kể, với sự phổ biến của mạng xã hội trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ nội dung mỗi ngày của mọi người lại càng tăng cao. Trung bình người Việt dùng hơn 2 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội. Lúc này, content marketing không chỉ dừng lại ở hình ảnh đẹp, video bắt mắt mà còn phải tạo ra nội dung chứa khối lượng thông tin và kiến thức bổ ích đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Khi cung cấp đúng nội dung mà khách hàng quan tâm, lượt truy cập tự nhiên vào fanpage và website sẽ tăng cao. Lượng traffic tăng sẽ nâng cao khả năng tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp từ hoạt động marketing.

Content marketing tốt sẽ giúp tăng lượng truy cập cho website, facebook.

2.3. Giảm chi phí cho khâu quảng cáo

Dù chạy quảng cáo hay không thì content marketing cũng luôn phải hấp dẫn và chất lượng. Đặc biệt, nếu content thú vị, dễ lan tỏa thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho quảng cáo. Vì lượng tương tác tự nhiên với nội dung đó đã cao, tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu hoặc thậm chí viral ngoài mong đợi thì bạn sẽ không cần tốn chi phí để chạy ads nữa.

2.4. Tăng doanh số bán hàng

Content marketing hay sẽ cung cấp được thông tin giá trị, khơi gợi sự thích thú về sản phẩm/dịch vụ và giải quyết được vấn đề nào đó trong cuộc sống của khách hàng. Những điều này trực tiếp thôi thúc khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Như vậy, content marketing giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

2.5. Tạo tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Sẽ thật lãng phí nếu doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ chất lượng, chuyên nghiệp nhưng content marketing lại rời rạc, thiếu chuyên nghiệp. Nội dung tiếp thị chất lượng không những truyền tải đúng tinh thần, đặc điểm của sản phẩm mà còn tăng uy tín và nâng tầm giá trị cho thương hiệu. 

Trên thương trường đa dạng sản phẩm/dịch vụ, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp quyết định rất lớn đến sự thành công. Làm sao thật chuyên nghiệp và uy tín để khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn khi có nhu cầu về một sản phẩm/dịch vụ giữa rất nhiều những đối thủ cạnh tranh? Bài toán về chiến lược nội dung sẽ đóng vai trò quan trọng tạo nên sự chuyên nghiệp và uy tín này.

3. Các dạng Content Marketing phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều loại content marketing đang được thực hiện. Dưới đây là những dạng content marketing phổ biến:

3.1. Blogs

Blogs hay còn gọi weblog hoặc nhật ký web là một website được viết theo dạng nhật ký và có nội dung tập trung quanh một lĩnh vực nhất định. Blogs có thể là do cá nhân, một nhóm tự viết hoặc là blogs của doanh nghiệp. 

Nội dung trên Blog là một chiến lược content được đầu tư bài bản. Những bài viết liên quan đến sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp thông tin và chia sẻ kiến thức bổ ích đến khách hàng. Đồng thời, những bài viết trên Blogs cũng giải thích những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

Những bài viết trên Blog của doanh nghiệp thu hút khách hàng sẽ đem lại nhiều lợi ích. Có thể kể đến như:

  • Tăng traffic web.
  • Kích thích khách hàng cũ muốn ghé đọc Blog.
  • Nuôi dưỡng người đọc trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
  • Tạo dựng uy tín với những khách hàng chưa biết đến doanh nghiệp.
  • Tương tác trực tiếp với khách hàng qua bình luận
  • Chăm sóc khách hàng hiện có thành những khách hàng trung thành và yêu thích thương hiệu.

3.2. Ebook

Ebook (tiếng Việt: sách điện tử) là loại tài liệu chứa khối lượng lớn thông tin được đóng gói thành file PDF. Khi người dùng có thói quen sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử ngày càng nhiều, ebook càng trở nên phổ biến và tiện lợi. Họ có thể đọc mọi lúc mọi nơi mà không cần cầm theo tài liệu hoặc sách giấy cồng kềnh.

Doanh nghiệp có thể sử dụng ebook để chia sẻ những hướng dẫn và kiến thức hay đến khách hàng. Khi người dùng quan tâm đến những ebook do doanh nghiệp cung cấp và để lại email đăng ký nhận ebook, số lượng email nhận bản tin sẽ tăng lên. Sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng cũng vì vậy mà hiệu quả hơn.

Mặc khác, ebook cũng đem đến nhiều tối ưu cho chiến lược content marketing:

  • Tiết kiệm chi phí cho in ấn, vận chuyển
  • Tăng uy tín cho và mở rộng phủ sóng cho thương hiệu
  • Có thể tạo ra doanh thu (nếu bán ebook)

3.3. Video

Với sự xuất hiện của Tiktok vào năm 2019, sân chơi nội dung của content marketing đã thay đổi rất nhiều. Người dùng bắt đầu có xu hướng xem video nhiều hơn là đọc những bài viết dài. Nền tảng facebook cũng chuộng những video ở dạng reels. Video marketing vì vậy trở thành loại content đem lại hiệu quả cao trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Những hiệu quả có thể dễ dàng thấy của video marketing là:

  • Lan tỏa thông điệp: video là sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh, nhạc nền,… nên hiệu quả khơi gợi cảm xúc cao hơn. Không những gợi cảm xúc tốt hơn, video còn có khả năng truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chi tiết và hấp dẫn.
  • Tương tác tốt: So với bài viết dài text là text, video đem lại sự tương tác rất tốt. Vì người xem thường hay chia sẻ, bình luận tương tác dưới những video.
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi: So với việc đọc thông tin thông thường trên website của doanh nghiệp, video được chèn trên landing page (trang đích) đem lại tỉ lệ chuyển đổi lên đến 80%. Đây là số liệu được Hubspot đưa ra.
  • Tận dụng tối đa: những yếu tố trong video như hình ảnh, icon, animation, hiệu ứng âm thanh, audio đều có thể được tận dụng để chuyển đổi sang một loại content khác nếu cần. Ví dụ: sử dụng audio từ video để làm thành podcast hoặc sử dụng một số yếu tố hình ảnh trong video để thiết kế thành hình ảnh cho bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội.

Để minh họa cho video marketing, bài viết sẽ lấy ví dụ về những nội dung video có thể quay để kinh doanh đồng hồ:

  • Review đồng hồ đeo tay thương hiệu A dành cho nữ
  • Video hướng dẫn sử dụng đồng hồ thông minh thương hiệu B
  • Video lifestyle về đồng hồ thương hiệu B phù hợp với nhiều ngữ cảnh sử dụng từ đi học, đi làm, du lịch, chơi thể thao hay các sự kiện đặc biệt
  • Video câu chuyện tặng đồng hồ dịp Lễ tình nhân
  • Video hợp tác với blogger, influencer, KOLs để review về đồng hồ
  • Video đồng hồ tại sự kiện về thời trang

Và còn rất nhiều dạng nội dung khác mà người kinh doanh đồng hồ có thể làm để marketing cho sản phẩm.

Video marketing dễ thu hút và lấy cảm xúc khách hàng bằng hình ảnh, âm thanh, âm nhạc.

Về cơ bản, có thể phân video marketing thành 7 loại chính:

  • Video doanh nghiệp: Đây là video tự giới thiệu về doanh nghiệp. Bao gồm nhân sự, hoạt động, sứ mệnh, tầm nhìn, thành tựu,…
  • Video sản phẩm: Giới thiệu những tính năng và đặc điểm của sản phẩm.
  • TVC: Đây là video quảng cáo sản phẩm/dịch vụ được chiếu trên truyền hình.
  • Event video: Lưu lại những sự kiện đầy dấu ấn của sản phẩm và thương hiệu
  • Live video: video được phát trực tiếp trên các kênh marketing.
  • How to video: Đây là dạng hướng dẫn sử dụng, truyền đạt những thông tin cần biết về sản phẩm/dịch vụ.
  • Testimonial video: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

3.4. Infographic

Đây là từ được ghép bởi Information và Graphic, tiếng Việt có nghĩa: Đồ họa thông tin.  Infographic là kết hợp giữa hình ảnh minh họa và thông tin để tạo thành một hình ảnh duy nhất giúp người dùng nắm bắt thông tin nhanh chóng. 

Với Infographic, những thông tin phức tạp sẽ được thiết kế thành ký hiệu, icon minh họa, bản đồ, biểu đồ,… Như vậy, những khái niệm phức tạp, những thông tin đa dạng sẽ được hệ thống và trình bày một cách trực quan, bắt mắt và sinh động. Bằng cách thể hiện thú vị, infographic lôi cuốn người xem, hạn chế sự nhàm chán và thiếu kiên nhẫn khi phải đọc những nội dung dài.

3.5. Email

Nhu cầu dùng email cao khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn email làm phương thức tiếp thị. Thông qua email, doanh nghiệp gửi thư thương mại đến nhiều khách hàng, có thể là khách hàng tiềm năng đăng ký nhận bản tin hoặc là khách hàng hiện tại đã mua hàng. 

Một số loại email marketing được gửi đến khách hàng là:

  • Chào mừng khách hàng mới
  • Newsletter: Cung cấp thông tin sản phẩm
  • Quảng cáo và bán hàng
  • Tương tác với khách hàng
  • Đánh giá
  • Xác nhận
  • Khảo sát

So với những hình thức tiếp thị khác, một số lợi thế khi sử dụng email marketing là:

  • Không tốn quá nhiều chi phí
  • Tiếp cận đông đảo người dùng
  • Chủ động truyền tải thông điệp, thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng
  • Dễ dàng theo dõi tỉ lệ chuyển đổi và hiệu quả

3.6. Social Media

Truyền thông mạng xã hội là một nhánh không thể thiếu khi làm content marketing. Các nền tảng như Tiktok, Facebook, Zalo, Instagram, Youtube, LinkedIn, Twitter,… sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tăng traffic về website
  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu

3.7. Podcast

Podcast là từ được ghép giữa iPod (máy nghe nhạc iPod của Apple) và broadcast (tiếng Việt: phát sóng), là những tập tin âm thanh/audio mà người dùng có thể nghe trực tiếp trên các nền tảng âm thanh hoặc tải về máy để nghe khi cần. Podcast được đánh giá là xu hướng mới đầy tiềm năng phát triển với lượng người nghe tăng rất nhanh. 

Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều chương trình podcast chất lượng và uy tín được sản xuất bởi những cá nhân hoặc doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chọn podcast làm một kênh quảng cáo hoặc xây dựng kênh podcast riêng để chia sẻ kiến thức bổ ích. Với sự đầu tư khi xây dựng kênh podcast, doanh nghiệp sẽ thu lại hiệu quả là tăng nhận diện, tạo uy tín cho thương hiệu và tăng doanh số bán hàng nếu podcast chất lượng và thu hút đông đảo người nghe.

Podcast là một trong những dạng content marketing có xu hướng phát triển nhiều tiềm năng trong tương lai.

3.8. Template

Đây là dạng nội dung được thiết kế với bố cục và nội dung đã có sẵn. Người sáng tạo nội dung chỉ cần chỉnh sửa, thay thế những thông tin cụ thể để phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Những ưu điểm của template là:

  • Dễ sử dụng: Template nội dung có thể được phân phối ở nhiều kênh khác nhau như social, website, email marketing,…
  • Thẩm mỹ và chuyên nghiệp: được thiết kế bởi những chuyên gia trong lĩnh vực của họ, Template có tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp khá cao.

4. Những bước làm Content Marketing hiệu quả

Nếu đọc đến đây, bạn đã biết content marketing là gì, lợi ích, các dạng content marketing. Phần cuối cùng của bài viết, OLLI Technology sẽ hướng dẫn những bước giúp bạn làm content marketing hiệu quả.

Bước 1: Tạo Personas

Personas hay còn gọi Buyer Persona là “nhân vật hư cấu 50%” được tạo ra dựa trên dữ liệu và nghiên cứu của doanh nghiệp về khách hàng. Sở dĩ gọi là hư cấu 50% vì được phác thảo dựa trên dữ liệu và nghiên cứu. Tóm lại, Persona là hồ sơ khách hàng điển hình sẽ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

Xác định Persona giúp doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mặc khác, content marketing sẽ điều hướng nội dung phù hợp với suy nghĩ, sở thích, sự quan tâm của họ. Nhờ đó, thúc đẩy việc sản xuất nội dung hấp dẫn, phát triển sản phẩm, tương tác và chăm sóc với khách hàng. 

Bước 2: Xác định mục tiêu và kênh liên lạc 

Bạn muốn đạt được kết quả gì thông qua content marketing? Tăng lượng truy cập, tăng doanh số bán hàng hay tăng nhận diện thương hiệu? Trả lời được câu hỏi này chính là bạn đã xác định được mục tiêu của content marketing.

Khi đã có mục tiêu, tiếp theo, bạn cần lựa chọn kênh marketing để tương tác và liên lạc với khách hàng. Có nhiều kênh marketing: social, email, website, điện thoại, tư vấn trực tiếp tại cửa hàng,… Mỗi khách hàng lại có hành vi và thói quen mua sắm khác nhau. Lúc này, bạn cần lựa chọn kênh phù hợp để tiếp cận và giữ liên lạc với họ. 

Bước 3: Phát triển nội dung

Nội dung là trung tâm của chiến dịch marketing. Xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi kéo theo marketing cũng phải thay đổi. Chẳng hạn, khách hàng gia tăng hành vi mua sắm online trên các nền tảng trực tiếp, sàn thương mại điện tử,… thì người làm nội dung cần nhanh chóng sản xuất những nội dung tương ứng để hỗ trợ.

Bước 4: Đo lường và đánh giá

Bước cuối cùng nhằm xác định content marketing có hiệu quả hay không là đo lường và đánh giá. Những công cụ hỗ trợ phân tích như Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi, đo lường traffic website và đánh giá hiệu quả. Liên tục đo lường và đánh giá hiệu quả sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh content marketing để bắt kịp thị hiếu khách hàng.

Đo lường và đánh giá là bước cuối cùng xác định content marketing có hiệu quả không?

Hy vọng bài viết đã trả lời được câu hỏi content marketing là gì cũng như làm rõ được những lợi ích và các dạng content marketing. Chúc bạn sáng tạo những chiến lược tiếp thị nội dung viral và đem lại hiệu quả cao cho truyền thông, quảng cáo!

Trước
Pillar Content là gì? Các bước triển khai Pillar Content hiệu quả

Pillar Content là gì? Các bước triển khai Pillar Content hiệu quả

Sau
Content outline là gì? 10 bước chi tiết lên content outline chuẩn SEO

Content outline là gì? 10 bước chi tiết lên content outline chuẩn SEO

Đừng bỏ lỡ