Content editor: Kỹ năng cần có và lộ trình thăng tiến

Content editor (tiếng Việt: Biên tập nội dung) là một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực marketing và truyền thông đại chúng. Bạn thắc mắc không biết cụ thể thì content editor là gì, editor là nghề gì, đâu là những kỹ năng cần có và lộ trình thăng tiến ra sao? Mời bạn hãy tìm hiểu tất tần tật về những nội dung đó trong bài viết này nhé!

1. Content editor là gì

Content editor là gì hay nói cách khác editor là gì? Content editor là người có nhiệm vụ chỉnh sửa và biên tập nội dung lần cuối cùng trước khi phát hành trên các nền tảng marketing hay truyền thông.  

Content hiện nay có đa dạng hình thức thể hiện, bao gồm: video, hình ảnh, văn bản, âm thanh (podcast),… Vì vậy, content editor cũng phải làm việc quanh các loại nội dung này nhưng phổ biến nhất vẫn là biên tập nội dung bằng văn bản.

Content editor là gì? Content editor là biên tập nội dung.

2. Các kỹ năng quan trọng của content editor

Sau khi đã tìm hiểu content editor là gì, tiếp theo mời bạn tìm hiểu những kỹ năng cần có của content editor:

2.1. Kỹ năng viết lách

Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên của content editor. Một người làm biên tập nội dung không thể không có kỹ năng viết lách tốt. Để viết lách tốt, bạn cần có vốn từ rộng, vững ngữ pháp và diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Không chỉ dừng lại ở khả năng diễn đạt trôi chảy, bạn còn cần phải có cách viết lôi cuốn và các kỹ thuật viết như storytelling hay copywriting để tạo điểm nhấn với người đọc.

Ngoài ra, bạn cũng cần biến hóa đa dạng trong kỹ năng viết để đáp ứng được nhiều loại nội dung khác nhau và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Khi biết cách biến hóa đa dạng và làm chủ được từ vựng, bạn sẽ biết cách sử dụng những từ ngữ đắt giá vào đúng chỗ để tăng “sức mạnh” cho nội dung của mình.

2.2. Kỹ năng biên tập

Trong quá trình viết, bạn hoặc những người viết content marketing sẽ không tránh khỏi những sai sót. Đó có thể là lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp,… Do đó, content editor cần phải tỉnh táo và có khả năng nhận diện những lỗi sai này để chỉnh sửa và cải thiện nội dung.

2.3. Khả năng sáng tạo

“Sáng tạo” xưa nay vẫn luôn là một phạm trù “hack não” với những người làm nội dung và cả content editor. Vì từ cổ chí kim, tất cả những tinh hoa ở mọi lĩnh vực đều đã có người làm qua. Để gọi là sáng tạo một điều gì đó mới mẻ chưa có ai từng làm thì rất khó.

Vậy thì sáng tạo chính là kết hợp những điều đã cũ theo một cách mới mẻ, riêng biệt với số đông để tạo điểm nhấn và sự khác biệt. Người làm nội dung luôn cần sáng tạo và content editor cũng cần có khả năng sáng tạo ra những ý tưởng độc đáo để chinh phục khách hàng. Để có được khả năng sáng tạo, bạn cần rèn luyện, nuôi dưỡng và trau dồi mỗi ngày để kích thích và phát huy tiềm năng sáng tạo trong mình.

2.4. Kỹ năng dùng AI

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI). Content editor cần biết cách sử dụng AI để vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng hiệu quả làm việc. 

Trong số nhiều công cụ AI, Maika AI là trợ lý AI đa năng và hữu ích dành cho các content editor. Vì Maika AI có thể tạo content tự động, tạo meme hài hước, tạo hình AI, chuyển văn bản thành giọng nói với giọng đọc tự nhiên, nghiên cứu từ khóa SEO và rất nhiều những tính năng hữu ích khác như xem nhanh Youtube, tóm tắt bài viết, dịch thuật, ghi chú – lưu trữ,…

Sự hỗ trợ của Maika AI giúp content editor nhanh chóng hoàn thành công việc thay vì mất nhiều thời gian làm tất cả thủ công từ đầu đến cuối. Khi tâm trí thảnh thơi và có nhiều thời gian trống, khả năng sáng tạo của bạn sẽ bay cao và thăng hoa.

Maika AI giúp content editor làm việc nhanh và hiệu quả hơn gấp 3 lần.

2.5. Kỹ năng phân tích và nghiên cứu

Content editor cần có kỹ năng tra cứu thông tin và tiến hành phân tích, xử lý chúng để làm chất liệu cho sáng tạo nội dung. Kỹ năng này giúp bạn biết cách tiếp cận với những nguồn tham khảo uy tín để đảm bảo cho chất lượng nội dung.

2.6. Kỹ năng làm việc nhóm

Không chỉ làm việc độc lập một mình, content editor còn cần phải phối hợp làm việc với những thành viên khác trong team hay những team khác liên quan trong công ty. Biết cách giao tiếp và làm việc nhóm sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi và hiệu quả hơn.

2.7. Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian

Đảm bảo công việc hoàn thành đúng deadline và tiếp độ, content editor cần phải biết cách sắp xếp và quản lý thời gian. Đó là thời gian cá nhân của mình và timeline thời gian công việc định kỳ lẫn hằng ngày.

3. Lộ trình thăng tiến của content editor là gì?

Bên cạnh năng lực và kinh nghiệm cá nhân, lộ trình thăng tiến của content editor còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bên ngoài. Đó là môi trường của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành,… Bạn có thể tham khảo lộ trình thăng tiến sau đây:

3.1. Biên tập viên

  • Sản xuất nội dung cho các chiến dịch marketing.
  • Phối hợp với các team liên quan như thiết kế, bán hàng, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm,…
  • Duyệt nội dung của các bạn làm content trong team.
  • Báo cáo tiến độ và kết quả với cấp trên.
  • Đề xuất để cải thiện và tối ưu công việc nếu có.

3.2. Nhân viên SEO

  • Nghiên cứu từ khóa và chọn bộ từ khóa để tiến hành tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.
  • Viết content chuẩn SEO hoặc duyệt content từ các thành viên trong team.
  • Tối ưu hóa checklist kỹ thuật về SEO bao gồm SEO OnpageSEO Offpage
  • Cập nhật thuật toán của Google để điều chỉnh kịp thời.

3.3. Content manager (Quản lý nội dung)

  • Lên kế hoạch và quản lý nội dung cho doanh nghiệp.
  • Duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung được sản xuất bởi các thành viên trong team.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả.
  • Đào tạo chuyên môn cho các thành viên nếu có

3.4. Content director (Giám đốc nội dung)

Đây là vị trí cao nhất trong lĩnh vực content marketing. Vị trí này đòi hỏi bạn phải vững kiến thức chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm thực chiến và cả những kỹ năng quản lý, lãnh đạo để:

  • Định hướng toàn bộ nội dung của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch và quản lý các thành viên khác trong team.
  • Đảm bảo nội dung được triển khai đúng định hướng.
  • Phối hợp với các team khác như thiết kế, bán hàng,… để phục vụ cho nội dung tổng thể.
  • Theo dõi, đánh giá kết quả và điều chỉnh nếu có.
Content director là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của content editor.

4. Kết luận

Content editor là một trong những vị trí công việc có triển vọng phát triển tốt. Để trở thành một content editor giỏi, bạn hãy trau dồi những kỹ năng cần thiết và không ngừng học tập để nâng cấp năng lực nhé! Hãy sử dụng Maika AI, trợ lý AI đa năng cho dân content marketing để thăng hoa sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn gấp 2-3 lần nhé! Sử dụng miễn phí ngay tại đây!

Trước
Cách viết email marketing chinh phục khách hàng

Cách viết email marketing chinh phục khách hàng

Sau
Tuyển tập mẫu content hay về giày dép

Tuyển tập mẫu content hay về giày dép

Đừng bỏ lỡ